Nếu tính từ năm 2020, công ty mẹ của Facebook mất tổng cộng 45 tỷ USD vào thực tế ảo VR và vũ trụ ảo (metaverse).

Báo cáo kinh doanh quý gần nhất cho thấy Meta, công ty mẹ của Facebook, kiếm được rất nhiều tiền. Tuy vậy mảng thực tế ảo và thực tế tăng cường của công ty, Reality Labs, lại mất 3 tỷ USD. Điều này có nghĩa là kể từ tháng 6/2022, mảng này của Meta mất mỗi tháng 1 tỷ USD, và Meta không có dấu hiệu ngừng chi tiền cho lĩnh vực này.

Cụ thể, Quý 1 năm 2024, Reality Labs thua lỗ 3,85 tỷ USD. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm sản xuất mẫu Quest 2 VR lẫn Quest 3. Reality Labs cũng là nơi xây dựng nên dự án vũ trụ ảo (metaverse) của Meta. Ngoài ra, đây cũng là nhóm chủ đạo chịu trách nhiệm về thực tế tăng cường (AR).

Mảng VR của Meta liên tục lỗ kể từ năm 2020 khi công ty này tách báo cáo. Cứ mỗi quý kể từ năm 2020, Reality Labs ngốn của Meta 2 tỷ USD. Tính từ tháng 6/2022, khoản lỗ tăng lên, mỗi tháng Meta mất 1 tỷ USD cho các chi phí phát triển, tiếp thị, bán hàng các thiết bị AR, VR. Tỉnh tổng tới nay, mảng VR xài bay 45 tỷ USD.

Trong thông cáo báo chí về báo cáo tài chính quý 1/2024, Meta nhấn mạnh họ sẽ tiếp tục chi tiền ở mảng này, đồng nghĩa khoản lỗ sẽ tiếp tục tăng. “Chúng tôi tiếp tục cho rằng khoản lỗ từ vận hành sẽ tiếp tục tăng mỗi năm do các nỗ lực phát triển sản phẩm và các khoản đầu tư để phát triển mở rộng hệ sinh thái”.

Bất chấp các nỗ lực kể trên của Meta, tác giả bài viết trên Kotaku cho rằng doanh số thiết bị VR quá thấp, và hiếm thấy ai dùng vũ trụ ảo cho công việc. Thậm chí như Apple Vision Pro cũng có dấu hiệu thất bại.

Người viết bài cho rằng thiết bị VR cũng đáng để trải nghiệm, tuy nhiên đối với những người bình thường đang chạy ăn từng bữa thì sẽ không quan tâm thiết bị VR làm gì. Trong tương lai gần chưa thấy lối ra đại chúng cho thiết bị VR, và dù rất nhiều tiền để “đốt” vào mảng này nhưng có lẽ Mark Zuckerberg sẽ rời bỏ cuộc chơi VR.

Cụ thể, người Việt đang dành gần 50% thời gian sử dụng điện thoại cho những ứng dụng như Facebook, TikTok, Zalo.

Đây là kết quả khảo sát được báo cáo trong “Vietnam mobile app popularity 2024” (Mức độ phổ biến của ứng dụng di động Việt Nam 2024) mới đây của Q&Me (một trong những nhà cung cấp dịch vụ nghiên cứu trực tuyến lớn nhất). Trước đó, năm 2023, thời gian sử dụng các ứng dụng trên điện thoại di động của người Việt đã giảm xuống trung bình khoảng 4,1 giờ/ngày, giảm 2,4 giờ so với năm 2022. Tuy nhiên con số này đã tăng 1,4 giờ trong năm nay, lên 5,5 giờ/ngày.

FACEBOOK LÀ MẠNG XÃ HỘI CHIẾM NHIỀU THỜI GIAN SỬ DỤNG NHẤT TRONG NGÀY

Theo báo cáo này, mạng xã hội được người dùng dành nhiều thời gian nhất để sử dụng (47%), khoảng 2,6 giờ/ngày, tăng gấp đôi thời gian sử dụng so với năm ngoái (28%). Vì vậy, thời gian dành cho việc sử dụng các ứng dụng như nhắn tin/gọi điện, chơi game, chụp ảnh/chỉnh sửa,v.v của người Việt trung bình đều đã giảm khoảng 4,4% (giảm khoảng 15 phút sử dụng mỗi ngày).

Năm nền tảng mạng xã hội được người Việt dành nhiều thời gian sử dụng nhất lần lượt là: Facebook (33%), TikTok (18%), Zalo (15%), Messenger (7%), Youtube (6%). Theo đó, chỉ 5 nền tảng này đã chiếm đến 3/4 thời lượng sử dụng ứng dụng di động của người Việt. Tuy nhiên, khi xét trên tiêu chí tần suất mở ứng dụng trong một tuần, 98% những người được hỏi cho biết họ mở Zalo nhiều nhất vì đây cũng là ứng dụng được người Việt sử dụng để giao tiếp hàng ngày.

Trái với dự đoán của nhiều người, TikTok không phải là mạng xã hội được người Việt ưa chuộng nhất trong năm 2024. Tuy nhiên, theo nhận định của Q&Me, mức độ phổ biến của nền tảng này cũng ngày càng cao hơn vào năm 2024 do nhu cầu sử dụng tính năng mua sắm (TikTok shop) của người dùng ngày càng tăng.

CÁC ỨNG DỤNG TÀI CHÍNH THÂM NHẬP THÓI QUEN SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI CỦA NGƯỜI VIỆT

Thông qua khảo sát, Q&Me cho biết 88% số người được hỏi đang thường xuyên sử dụng thanh toán di động hoặc ứng dụng ngân hàng trực tuyến. Điều này cho thấy mức độ thâm nhập của các ứng dụng tài chính ngày càng tăng trong cuộc sống của người Việt Nam trong những năm gần đây.

tiktok, zalo, facebook

Trong đó, theo Q&Me, tương tự năm ngoái, Techcombank tiếp tục là ngân hàng được người Việt sử dụng nhiều nhất, xếp thứ hai là MB Bank. Bên cạnh đó, Momo cũng tiếp tục là ví điện tử được người Việt ưa chuộng khi giữ vị trí số 2 trong bảng xếp hạng ứng dụng tài chính.

Sau đại dịch, thị trường ứng dụng tài chính ngày càng sôi động cả ở phía người dùng và doanh nghiệp, cho thấy thị trường số hoá còn rất tiềm năng khai thác. Dự đoán các công ty fintech sẽ cạnh tranh ngày một gay gắt và điều này có thể đem lại nhiều hơn lợi ích và giá trị hơn cho người dùng.

Trong xếp hạng ứng dụng vận chuyển (bao gồm cả gọi xe và giao đồ ăn), Grab giữ vị trí đầu bảng với tỷ lệ sử dụng là 32% số, xếp ngay sau đó là tân binh Xanh SM với 12%. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của Xanh SM như thời điểm hiện tại, ứng dụng này được nhiều chuyên gia dự đoán sẽ lập lại trật tự thị phần gọi xe công nghệ tại thị trường Việt Nam.

Về hạng mục phát video trực tuyến, YouTube hiện giữ vị trí số 1 với 78% người tham gia khảo sát sử dụng mỗi ngày với thời gian sử dụng trung bình khoảng 20 phút/ngày. Youtube đã vượt qua hàng loạt các đối thủ như Netflix, VieON, FPT Play,…

Ngoài ra, với hạng mục trò chơi, Liên Quân Mobile liên tiếp 3 năm dẫn đầu hạng mục game trong báo cáo về mức độ phổ biến các ứng dụng tại thị trường Việt Nam của Q&Me. Theo báo cáo này, Liên Quân Mobile chiếm 0,6% thời gian người Việt sử dụng các ứng dụng di động mỗi ngày.

Theo Vneconomy

Mới đây, Messenger đã ra mắt một số tính năng mới nhằm thúc đẩy trải nghiệm trò chuyện và kết nối của người dùng. Ra đời với mục tiêu hỗ trợ mọi người trò chuyện riêng tư, những tính năng bổ sung của Messenger sẽ khiến những cuộc trò chuyện này trở nên phong phú và có ý nghĩa hơn.

Messenger ra đời với mục tiêu thúc đẩy kết nối trên Facebook bằng cách tạo ra không gian an toàn và chân thực cho các cuộc trò chuyện riêng tư, có ý nghĩa. Để tiếp tục nâng cao trải nghiệm của người dùng, Messenger triển khai một số tính năng hoàn toàn mới, giúp người dùng trò chuyện, kết nối và chia sẻ dễ dàng hơn.

Chia sẻ hình ảnh và video với độ phân giải cao

Messenger hỗ trợ chia sẻ hình ảnh và video có độ phân giải cao hơn trong cuộc trò chuyện thông qua ứng dụng. Để gửi ảnh HD trong cuộc trò chuyện, hãy chọn ảnh từ thư viện ảnh trên thiết bị, sau đó ấn vào biểu tượng HD ở bên phải màn hình và nhấn vào Gửi. Nếu cần chia sẻ nhiều ảnh cùng lúc, hãy ấn vào nút HD sau khi chọn tất cả ảnh, sau đó nhấn Gửi.

Tạo album chung với bạn bè

Messenger bổ sung tính năng tạo album chung trong cuộc trò chuyện nhóm, giúp người dùng chia sẻ, sắp xếp và cùng người thân, bạn bè hồi tưởng những kỷ niệm gắn với những hình ảnh, video đó.

Để tạo album mới trong cuộc trò chuyện nhóm:

  • Chọn nhiều ảnh từ công cụ soạn hoặc nhấn và giữ ảnh trong đoạn chat
  • Nhấn vào Tạo album
  • Để thêm vào album hiện có, hãy nhấn vào Thêm vào album

Từ đó, mọi người trong cuộc trò chuyện đều có thể xem, thêm, xóa và tải xuống những hình ảnh, video từ album. Để tìm album bất cứ lúc nào, hãy nhấn vào tên nhóm chat, sau đó nhấn vào File phương tiện. Tính năng này sẽ được triển khai tới người dùng trong vài tuần tới.

Thêm bạn mới bằng mã QR

Thay vì nhập tên hoặc số điện thoại, người dùng Messenger có thể dễ dàng kết nối với những người bạn mới bằng cách quét mã QR Messenger của họ hoặc chia sẻ mã QR của mình.

Để kết nối với một người bạn mới, hãy vào phần cài đặt và nhấn vào biểu tượng mã QR ở góc trên bên trái màn hình. Từ đó, người dùng có thể quét mã QR bằng camera trên thiết bị hoặc chia sẻ mã QR của mình.

Gửi tập tin có dung lượng lên tới 100MB ngay từ thiết bị di động

Thay vì chia sẻ qua email, người dùng có thể gửi các tập tin với dung lượng lên tới 100MB trực tiếp qua ứng dụng Messenger. Tính năng mới này hỗ trợ tất cả các định dạng tập tin phổ biến, bao gồm Word, PDF, Excel và zip.

Meta luôn nỗ lực biến Messenger trở thành một nền tảng để thể hiện bản thân, trò chuyện riêng tư và kết nối với những mối quan hệ thân thiết cho đến những mối quan hệ mới. Trong tương lai, Messenger sẽ tiếp tục cải thiện thông qua các phiên bản cập nhật và tính năng mới nhằm nâng cao trải nghiệm sử dụng ứng dụng của người dùng.

Trong khoảng thời gian cận Tết Nguyên Đán, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng đột biến, các chiêu trò lừa đảo trên không gian mạng cũng xảy ra thường xuyên và khó lường hơn. Vì vậy, Meta đã chia sẻ một số cách thức để giúp người dùng nhận diện một số chiêu trò lừa đảo trực tuyến phổ biến.

Nhân dịp này, Meta cũng hợp tác với các nhà sáng tạo nội dung Thanh Trần và Trúc Mây để cùng chung tay nâng cao nhận thức về những hành vi lừa đảo thường gặp khi tham gia hoạt động trực tuyến và cách bảo vệ tài khoản cá nhân.

Chuỗi video ngắn chia sẻ cách nhận biết lừa đảo dịp Tết do Thanh Trần và Trúc Mây thực hiện

Tết Nguyên Đán đang đến gần, kéo theo sự gia tăng đáng kể của các hoạt động mua sắm khi người dân chuẩn bị chào đón mùa lễ hội lớn nhất trong năm tại Việt Nam. Trong những tuần cận Tết, nhu cầu mua sắm tăng mạnh theo nhu cầu sắm sửa quà Tết, đồ trang trí nhà cửa và thực phẩm dành cho các bữa tiệc tại gia của người tiêu dùng.

Với nhịp sống bận rộn hiện nay, nhiều người tiêu dùng lựa chọn mạng xã hội là kênh mua sắm chính vì sự tiện lợi và khả năng tiếp cận với nhiều nhãn hàng, sản phẩm mà hình thức này mang lại. Theo một nghiên cứu do Boston Consulting Group (BCG) và Meta thực hiện, 73% người tiêu dùng Việt được khảo sát sử dụng tin nhắn để tiếp cận doanh nghiệp, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụng Kinh doanh Hội thoại cao nhất. Theo một khảo sát của Meta, người tiêu dùng không chỉ sử dụng kênh trực tuyến cho mục đích mua sắm mà còn có xu hướng gửi quà tặng thông qua các kênh kỹ thuật số.

Tuy nhiên, sự gia tăng trong hoạt động mua sắm và trao đổi dịp Tết thông qua các nền tảng số cũng tạo cơ hội cho những chiêu thức lừa đảo trực tuyến diễn ra nhiều hơn. Những chiêu trò này thường rất đa dạng và biến đổi khôn lường, gây ra mối đe dọa đối với an ninh tài chính và thông tin cá nhân của người dùng.

Để giúp cộng đồng cảnh giác trước các hành vi lừa đảo có thể phát sinh trên các nền tảng của mình, Meta đã nêu ra một số chiêu thức lừa đảo phổ biến và cách thức phòng tránh nhằm đảm bảo an toàn trực tuyến cho người dùng tại Việt Nam.

Những chiêu trò lừa đảo phổ biến dịp Tết và các cách phòng chống theo khuyến nghị của Meta

Các chiêu thức lừa đảo phổ biến dịp Tết Nguyên Đán

1. Vé du lịch giá rẻ

Khi các gia đình lên kế hoạch đoàn tụ hoặc đi du lịch trong dịp nghỉ lễ, những kẻ xấu lợi dụng nhu cầu cao về phương tiện di chuyển giá cả phải chăng để đưa ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho vé máy bay hoặc tàu xe. Để tránh trở thành nạn nhân của những chiêu trò lừa đảo tương tự, người dùng nên đặt mua trực tiếp vé du lịch qua các kênh bán chính thức hoặc các công ty du lịch có uy tín, hoặc kiểm tra tính xác thực qua các đánh giá của những khách hàng từng đặt mua.

2. Phong bao lì xì điện tử giả mạo

Gần đây, lì xì điện tử đang trở thành một hình thức mừng tuổi mới bên cạnh những phong bao đỏ mà mọi người trao tận tay nhau vào những ngày đầu năm. Những kẻ lừa đảo đã lợi dụng xu hướng này để giả mạo người quen của nạn nhân và gửi những chiếc lì xì điện tử ảo qua mạng xã hội hoặc nền tảng nhắn tin. Nếu người dùng nhấp vào các liên kết, họ có thể vô tình cung cấp thông tin cá nhân và trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo. Để tránh trở thành nạn nhân của chiêu trò này, người dùng nên xác thực danh tính của người gửi trước khi nhận những phong bao lì xì này.

3. Ưu đãi thực phẩm

Người tiêu dùng dịp Tết cũng có thể gặp phải những chiêu trò lừa đảo trong lúc vội vã mua sắm nhu yếu phẩm cho dịp Tết. Kẻ xấu có thể giả mạo các đơn vị cung cấp thực phẩm để đưa ra các ưu đãi độc quyền nhằm lôi kéo khách hàng với mức giảm giá hấp dẫn. Để giảm thiểu nguy cơ trở thành nạn nhân của những chiêu trò như vậy, người dùng nên xác minh thông tin từ nguồn đáng tin và mua hàng từ những nhà cung cấp uy tín.

Cách thức phòng tránh lừa đảo trực tuyến dịp Tết Nguyên Đán

Để tránh mắc bẫy lừa đảo trên các nền tảng số dịp Tết Nguyên Đán sắp tới, người dùng được khuyến khích làm theo những cách sau đây:

Thiết lập xác thực 2 yếu tố (2FA): Việc triển khai xác thực 2 yếu tố sẽ giúp người dùng bổ sung thêm một lớp bảo vệ cho tài khoản trực tuyến của họ, giảm nguy cơ truy cập tài khoản trái phép.

Xác thực trước khi gửi tiền hoặc thông tin cá nhân: Hãy thận trọng khi tiếp cận những người không quen biết và tránh chia sẻ thông tin nhạy cảm hoặc thực hiện giao dịch tài chính với người lạ.

Báo cáo các bài đăng đáng ngờ trên Facebook hoặc Instagram: Hãy sử dụng tính năng báo cáo bằng cách nhấp vào ba dấu chấm trên bài đăng khi bắt gặp nội dung đáng ngờ. Hành động này sẽ giúp Meta xác định và thực hiện các biện pháp chống lừa đảo.

Tìm hiểu thêm về An toàn và Bảo mật trên các nền tảng của Meta tại: https://wethinkdigital.fb.com/vn/vi/stayingsafeonline/.

Nền kinh tế độc thân – mô tả xu hướng mua sắm của những gia đình nhỏ, gia đình một thành viên – đang góp phần thay đổi thương mại điện tử.

Mục lục

Ông Khôi Lê, Giám đốc Quốc gia thị trường Việt Nam, Meta đã chia sẻ những xu hướng mạng xã hội nổi bật trên các nền tảng của Meta. Đây là cơ sở để các doanh nghiệp xây dựng các kênh chăm sóc khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội.

Dưới đây là các xu hướng trên mạng xã hội doanh nghiệp cần nắm bắt trong năm 2024.

1. Sự phát triển của thế hệ Gen Z

Gen Z (những người sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến 2012) đang dần gia tăng sức ảnh hưởng khi họ bắt đầu có thu nhập, mở tài khoản ngân hàng và tham gia vào các hoạt động kinh doanh.

Hiện tại, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang có hơn 500 triệu người thuộc thế hệ Gen Z. Ước tính đến năm 2025, nhóm này sẽ chiếm tới một phần tư dân số khu vực.

Báo cáo thường niên SYNC do Meta thực hiện cho thấy Gen Z sẽ là một phân khúc có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á khi giới trẻ tại đây có lối sống gắn liền với công nghệ và các thiết bị số, với 82% người tham gia khảo sát cho biết họ đang tham gia vào các cộng đồng trực tuyến.

2. Nền kinh tế độc thân

Báo cáo SYNC cho thấy xu hướng hộ gia đình ít thành viên hay một thành viên đang ngày càng trở nên phổ biến khi có tới 3 quốc gia Đông Nam Á nằm trong nhóm 10 quốc gia ở Châu Á – Thái Bình Dương đang dẫn đầu xu hướng chuyển đổi sang hình thức hộ gia đình độc thân.

Tại Việt Nam, hộ gia đình nhỏ và độc thân là các nhóm có mức độ tăng trưởng nhanh nhất với 1,1% tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm từ năm 2023 đến năm 2030. Xu hướng này thúc đẩy sự gia tăng của các sản phẩm dùng một lần, đồ điện gia dụng và sản phẩm thiết yếu cỡ nhỏ.

Ngoài ra, những người tiêu dùng độc thân thường có xu hướng dành nhiều thời gian hơn cho các thiết bị điện tử cá nhân và mạng xã hội, tham gia các cộng đồng trực tuyến và theo dõi các nhà sáng tạo nội dung.

3. Trí tuệ nhân tạo (AI)

Năm 2023 chứng kiến sự phát triển vượt bậc của AI cũng như công nghệ Generative AI (AI tạo sinh). Meta đang cung cấp các nền tảng có sức ảnh hưởng đối với người tiêu dùng Việt Nam.

Báo cáo của Meta cho thấy có tới 45% người tiêu dùng thường xuyên mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử sau khi xem thông tin trên Facebook/Instagram, và 20% người tiêu dùng mua hàng trực tiếp trên Facebook.

Ngoài ra, AI cũng góp phần thúc đẩy hiệu suất quảng cáo khi các nền tảng của Meta sử dụng AI để tăng cường tính năng tự động hóa cho các nhà quảng cáo. Theo Meta, hiện có hơn 50% nhà quảng cáo đang sử dụng công cụ Advantage+ Creative để tối ưu hóa hình ảnh và văn bản trong các quảng cáo của họ.

4. Kinh doanh Hội thoại

Càng ngày càng có nhiều người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp chuyển sang sử dụng tin nhắn để mua bán, kinh doanh.

Nghiên cứu từ Boston Consulting Group (BCG) và Meta cho thấy, cứ 3 người tiêu dùng Việt Nam thì sẽ có ít nhất 1 người nhắn tin cho doanh nghiệp ít nhất 1 lần/tuần. Ngoài ra, Việt Nam cũng nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ sử dụng Kinh doanh Hội thoại cao nhất khi có tới 73% người tham gia khảo sát sử dụng tính năng này để tương tác với các doanh nghiệp.

Theo ghi nhận từ các nhà quảng cáo, giải pháp Kinh doanh Hội thoại của Meta giúp giá trị đơn hàng tăng 22%, đem lại hiệu quả cao hơn so với các kênh truyền thống như tin nhắn SMS, email hay các ứng dụng khác.

Vào năm 2024, xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển và người dùng có thể thực hiện nhiều hoạt động hơn thông qua tin nhắn – như đặt chỗ khi đi du lịch, đặt lịch hẹn, nhận hỗ trợ hay mua sắm.

5. Video ngắn

Các hình thức video ngắn như Reels đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới và đặc biệt tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Báo cáo của Meta và Factworks cho thấy thế hệ Millennial gắn kết với tính năng Reels, trong khi tỉ lệ những người thuộc thế hệ Gen Z theo dõi hoạt động của doanh nghiệp trên nền tảng số, gắn thẻ thương hiệu hoặc sản phẩm trong bài đăng, và mua sản phẩm sau khi xem Reels cao hơn.

Bên cạnh đó, việc chia sẻ Reels cũng trở thành cách thể hiện sự quan tâm, với 84% người được khảo sát tại Châu Á – Thái Bình Dương cho biết họ thường chia sẻ Reels với bạn bè hoặc gia đình.

Đồng thời, nội dung từ các nhà sáng tạo trên Reels cũng ảnh hưởng đến cách người tiêu dùng Việt Nam mua sắm. 67% người tham gia khảo sát cho biết họ tìm ra các thương hiệu và sản phẩm phù hợp từ các nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng của Meta ít nhất hàng tuần, cao hơn khoảng 20% so với các nền tảng khác.

Nhận định về xu hướng trên, ông Khôi Lê cho rằng để tiếp tục phát triển, các nhà tiếp thị phải chuyển đổi sang những cách tiếp cận tiếp thị linh hoạt và toàn diện hơn.

Meta đã công bố một loạt tính năng mới sắp có trên Facebook Messenger và trong trường hợp bạn chưa thấy những thay đổi này thì đây có thể là quá trình triển khai theo giai đoạn, vì vậy hãy chờ vài ngày. Có lẽ thay đổi đáng chú ý nhất là mặc định mã hóa đầu cuối.

Từ giờ trở đi, tất cả tin nhắn riêng tư của bạn đều được mã hóa và chỉ bạn và người nhận mới có thể đọc những tin nhắn đó. Đó là một bước tiến lớn theo đúng hướng, vì hầu hết các ứng dụng nhắn tin cạnh tranh, không chỉ những ứng dụng hướng đến quyền riêng tư, đều đã cung cấp mã hóa đầu cuối.

Chỉnh sửa tin nhắn và tin nhắn biến mất Chỉnh sửa tin nhắn và tin nhắn biến mất
Chỉnh sửa tin nhắn và tin nhắn biến mất

Ngoài mã hóa, giờ đây bạn có thể chỉnh sửa tin nhắn (một tính năng đã được chờ đợi từ lâu), gửi tin nhắn biến mất, ẩn biên nhận đã đọc để mọi người không thể biết bạn đã đọc tin nhắn của họ khi nào và có một số cải tiến đối với tin nhắn thoại. Ví dụ: bạn có thể nghe ở tốc độ 1,5 lần hoặc 2 lần và tiếp tục nghe các tin nhắn mà bạn đã dừng lại lần trước. Tuy nhiên, có một vấn đề với việc chỉnh sửa tin nhắn – bạn chỉ có thể làm như vậy với các tin nhắn trong vòng 15 phút sau khi gửi.

Chất lượng ảnh và video được cải thiện và Meta hiện đang thử nghiệm ảnh và video HD với một nhóm nhỏ người dùng trước khi thực hiện các thay đổi trên toàn thế giới.

Theo gsmarena

Chào đón ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Meta khởi xướng chiến dịch #SheInspires (tạm dịch: Phụ nữ truyền cảm hứng) với chủ đề “Vượt qua giới hạn”.

#SheInspires thực hiện trên nền tảng Facebook Reels, nhằm tôn vinh những người phụ nữ nổi bật trong nhiều lĩnh vực, đồng thời truyền cảm hứng sống đẹp và theo đuổi đam mê tới phụ nữ Việt Nam.

Trong khuôn khổ chiến dịch #SheInspires, chuỗi nội dung ngắn do Meta thực hiện sẽ mang đến 7 câu chuyện từ những người phụ nữ tài năng ở các lĩnh vực khác nhau với góc nhìn đa dạng. 

Ở mỗi câu chuyện, từng nhân vật sẽ chia sẻ về trải nghiệm của bản thân trong quá trình vượt qua trở ngại để đạt được những thành tựu đáng tự hào. 

Chiến dịch #SheInspires với sự tham gia của những người phụ nữ tài năng thuộc nhiều lĩnh vực.

Thông qua các chủ đề như lối sống khỏe, cân bằng giữa sự nghiệp – cuộc sống riêng, kỹ năng lãnh đạo và làm chủ doanh nghiệp, các khách mời sẽ đưa ra lời khuyên dựa trên chính trải nghiệm của họ, từ đó truyền cảm hứng “Vượt qua giới hạn” để xây dựng cuộc sống hạnh phúc và đạt được những mục tiêu cá nhân tới đối tượng khán giả nữ.

Chuỗi nội dung #SheInspires có sự tham gia của các nhà sáng tạo nổi bật trên các nền tảng Facebook và Instagram, như Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên, HLV thể hình Hana Giang Anh. 

Chương trình cũng mang tới những chia sẻ giá trị từ các nữ chủ nhân của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, như bà Lê Vân Anh – Nhà sáng lập thương hiệu mỹ phẩm Lê Vân Anh, bà Lý Thùy Chang – Người sáng lập và điều hành Hệ thống Viện Thẩm Mỹ Luxury Lavender by Chang.

Chương trình cũng có các nhà lãnh đạo đến từ các thương hiệu được biết đến rộng rãi, như bà Trần Hoàng Nhật Khánh – Giám đốc trung tâm Marketing, khối Khách hàng cá nhân, VPBank, và Dược sĩ Trịnh Đặng Thuận Thảo – Người sáng lập thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ Mềm.

Ông Khôi Lê, Giám đốc Quốc gia thị trường Việt Nam, cho biết: “Ngày càng nhiều phụ nữ tài năng đang sử dụng các nền tảng của Meta để tạo ra ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng nói chung và phụ nữ nói riêng. Nhân dịp ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay, chúng tôi muốn dành khoảng thời gian đặc biệt này để tôn vinh tinh thần đam mê và nỗ lực phấn đấu của những người phụ nữ để vượt qua những rào cản của định kiến về giới ở mỗi ngành nghề”.

Chuỗi nội dung #SheInspires xuất bản từ ngày 8/3 trên nền tảng Facebook Reels của trang Meta VN. Qua đây, Meta mong rằng những câu chuyện từ những người phụ nữ ưu tú sẽ là nguồn cảm hứng để tiếp thêm động lực cho phái nữ tiếp tục phấn đấu và chinh phục những mục tiêu của mình.

#SheInspires là chiến dịch tiếp nối những nỗ lực do Meta triển khai tại Việt Nam để hỗ trợ và trao quyền cho phụ nữ. 

Trước đó, Meta đã thực hiện nhiều chương trình tôn vinh phụ nữ trên nền tảng của mình như #BuyFromHerChallenge nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ; chương trình #SheMeansBusiness (Phụ nữ là doanh nhân) nhằm tôn vinh, tạo cơ hội và nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ; chiến dịch #WalkWithHer nhằm tôn vinh đóng góp của những người phụ nữ nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam,…

Facebook Messenger vừa thêm một số âm thanh như tiếng dế kêu, tiếng trống, tiếng cười. Bạn thử chưa?

Ngày mai 17/7 là Ngày biểu tưởng cảm xúc thế giới. Thực ra tôi chưa nghe đến ngày này bao giờ, tôi chỉ biết nhân ngày này thì Facebook đã có loạt biểu tượng âm thanh khá hay ho trên ứng dụng chat. Tôi đã thử và khá thích. Bạn cũng nên thử ?

Chỉ cần vào ứng dụng Messenger, chọn biểu tượng mặt cười, sau đó chọn biểu tượng cái loa rồi gửi thôi. Ở thời điểm viết bài này, sáng 16/7, điện thoại Android vẫn xài tốt. Phía nhận là điện thoại iPhone có máy nhận được, máy thì không. Chắc bữa hai bữa nữa là ngon.

Mấy cái này được gọi là Soundmoji. Đó là biểu tượng cảm xúc “cao cấp” cho phép bạn gửi các đoạn âm thanh ngắn trong cuộc trò chuyện trên Messenger, từ tiếng vỗ tay ?, tiếng dế kêu ?, tiếng gõ trống ? tiếng cười ma quái ?, đến các đoạn âm thanh sáng tạo bởi các nghệ sĩ bạn yêu thích như Olivia Rodrigo, Rebecca Black hay đến từ các chương trình truyền hình và tựa phim hấp dẫn như F9 của hãng Universal Pictures, Brooklyn Nine-Nine của NBC và Universal Television, Bridgerton của Netflix và Shondaland. Mới nghe thôi đã thấy hay rồi! (đoạn này Facebook nói, không phải tôi).

Theo Facebook, hàng ngày, mọi người gửi hơn 2,4 tỷ tin nhắn bằng biểu tượng cảm xúc (Emoji) trên Messenger. Ngoài ra, dưới đây là những biểu tượng cảm xúc được dùng nhiều tại Việt Nam:

  • Những emoji được sử dụng nhiều nhất theo nhóm tuổi:
    • Thế hệ Z (18 – 24): ?? ❤️
    • Millennials (25-44): ?? ❤️
    • Gen X + Boomers (45 – 65+): ? ❤️?
  • Các emoji liên quan đến Covid-19 ngày càng được sử dụng nhiều trong 90 ngày qua:
    • Mặt đeo khẩu trang y tế ?, Microbe ? , Ống tiêm  ?
  • Những emoji phổ biến nhất về đồ ăn và thức uống: ? ? ? 

Có tới 74% người dùng Việt xem video ngắn hoặc trung bình trên Facebook, con số đó tương đương 69 triệu người xem.

Theo số liệu khảo sát tại 10 quốc gia của công ty phân tích dữ liệu WARC công bố ngày 23/6/2021, thời lượng xem các nội dung video trực tuyến trung bình đã tăng gấp 4 lần trong thời kỳ dịch bệnh.

Trong số các nền tảng video, Facebook có lượt truy cập để xem video cao nhất (chiếm 74%). Con số đó tương đương 69 triệu người xem trong các độ tuổi cụ thể như: 18-40 tuổi (chiếm 73.9%), từ 40 – 65+ (chiếm 26.1%). 

Chi tiết về các kết quả nghiên cứu như sau: Có 95% người dùng Việt Nam sử dụng Internet để xem video mỗi tháng, 68% người dùng xem ít nhất 1 video mỗi ngày . 

Trung bình một ngày, người dùng Việt xem 2,1 lần video thời lượng ngắn (dưới 3 phút), 1,7 lần video thời lượng trung bình (từ 3 – 10 phút) và 1,5 lần video thời lượng dài (trên 10 phút).

Tuỳ thời điểm trong ngày mà người dùng ưa chuộng về độ dài video cũng khác nhau, điển hình như: 58% người dùng thích xem video trung bình vào buổi sáng; 51% người dùng thích xem video ngắn vào buổi trưa; 55% thích xem video trung bình vào buổi tối. Và có tới 87% người dùng lựa chọn Facebook để xem các video đó.  

Nguyên nhân khiến người dùng lựa chọn xem video trên Facebook Watch là do tính cá nhân hóa được đẩy mạnh. Một lý do khác nữa là do tính tương tác dễ dàng, khi xem video trên Facebook người dùng có thể chia sẻ, thích hoặc bình luận cùng bạn bè dễ hơn so với video thông thường gấp 1,3 lần.