Grab công bố triển khai Chương trình Nữ đối tác tài xế Grab nhằm hỗ trợ phụ nữ tại Việt Nam có thêm cơ hội thu nhập thông qua việc trở thành đối tác tài xế Grab.

Chương trình được xây dựng nhằm giảm thiểu những rào cản đối với phụ nữ trong việc tiếp cận hợp lý các cơ hội thu nhập khi là một đối tác tài xế Grab. Chương trình cũng nằm trong lộ trình thực hiện sứ mệnh của Grab trong việc thúc đẩy Đông Nam Á phát triển bằng cách trao quyền kinh tế cho tất cả mọi người. Thông qua hàng loạt sáng kiến được thiết kế để giải quyết các trở ngại của phụ nữ khi lái xe, Chương trình Nữ đối tác tài xế Grab cũng hướng đến việc góp phần cải thiện bình đẳng giới, tạo điều kiện để thêm nhiều phụ nữ được tham gia và hưởng lợi từ nền tảng công nghệ của Grab.

“Grab đang tập trung hỗ trợ cộng đồng đối tác tại Việt Nam và góp phần khai mở thêm nhiều tiềm năng của khu vực, trong đó phụ nữ đóng vai trò then chốt. Họ chiếm hơn một nửa dân số ở Đông Nam Á, nhưng chỉ chiếm 42% lực lượng lao động và chiếm thiểu số trong cộng đồng đối tác tài xế của Grab trên toàn khu vực,” ông Alejandro Osorio, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam, cho biết.

Ông cũng chia sẻ thêm: “Mô hình kinh doanh của Grab mang đến cho mọi người những lựa chọn làm việc linh hoạt, giúp họ có thêm cơ hội thu nhập mà vẫn có thể cân bằng các sở thích cá nhân hoặc trách nhiệm khác. Chỉ tính riêng thị trường Việt Nam, tỷ lệ đối tác tài xế nữ tham gia vào nền tảng tăng hơn 49% trong giai đoạn từ tháng 1/2023 đến tháng 1/2024. Tuy vậy, chúng tôi hiểu rằng phụ nữ vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn trong việc nắm bắt cơ hội thu nhập đó. Chương trình Nữ đối tác tài xế Grab ra đời nhằm tạo điều kiện cho những người phụ nữ đang và sẽ có thể là tài xế công nghệ trong tương lai, đảm bảo họ cảm thấy được hỗ trợ và có đủ tự tin để tạo ra thu nhập trên nền tảng Grab”.

Các chương trình đào tạo chuyên biệt và cộng đồng đối tác tài xế nữ

Dựa trên các cuộc khảo sát và thảo luận được thực hiện với các đối tác tài xế nữ của Grab hiện tại, nhiều phụ nữ còn e dè khi tham gia nền tảng bởi quan niệm việc lái xe và giao hàng không phù hợp với phụ nữ và tâm lý thiếu tự tin nói chung.

Những lo lắng thường gặp bao gồm việc phải gặp gỡ với những hành khách khác nhau, cần các hiểu biết cần thiết về công nghệ để sử dụng thành thạo ứng dụng dành cho tài xế, hay khả năng xử lý các tình huống bất ngờ như hỏng hóc xe cộ.

Để hỗ trợ phụ nữ vượt qua những rào cản này và trang bị cho họ những kỹ năng, kiến ​​thức cần thiết để phát triển trên nền tảng Grab, Chương trình Nữ đối tác tài xế Grab sẽ triển khai các nội dung đào tạo chuyên biệt và đa dạng hoá các hoạt động cộng đồng nhằm trao quyền cho phụ nữ để họ có thể hỗ trợ lẫn nhau trên hành trình của mình:

  • Các nội dung đào tạo chuyên biệt: có thể bao gồm các chủ đề nhằm giải quyết các vấn đề phổ biến như bảo dưỡng phương tiện, kỹ năng tự vệ… Hầu hết các chương trình đều được trang bị sẵn trên ứng dụng Grab Driver dành cho đối tác tài xế với hình thức ngắn gọn, giúp các đối tác tài xế nữ mới dễ dàng tiếp cận. Chương trình dự kiến sẽ được ra mắt tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.
  • Cộng đồng đối tác tài xế nữ: Grab sẽ hỗ trợ thành lập các cộng đồng đối tác tài xế nữ để những đối tác mới, cũng như các đối tác nữ lâu năm kết nối, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau. Vì họ thường xuyên phải di chuyển trên đường, các kênh hỗ trợ trực tuyến trong cộng đồng qua Facebook, Zalo… sẽ giúp các đối tác tài xế nữ có thể liên lạc và hỗ trợ nhau thường xuyên hơn.

Bên cạnh đó, các hoạt động gắn kết cũng được tổ chức để các bác tài gắn kết và thắt chặt tình cảm. Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 sắp tới, Grab Việt Nam sẽ tổ chức chuỗi sự kiện gắn kết dành cho các đối tác tài xế nữ và đối tác thương nhân nữ trên toàn quốc, bao gồm:

  • Sự kiện “Gửi ngàn yêu thương, trao ‘bóng hồng‘ phi thường diễn ra vào ngày 06/3/2024 tại TP.HCM và ngày 08/3/2024 tại Hà Nội. Nhiều hoạt động thú vị được mang đến sự kiện giúp các đối tác tài xế nữ thư giãn như làm móng, mát-xa tay, mát-xa cổ vai gáy, các trò chơi, bốc thăm may mắn và các chương trình biểu diễn ấn tượng.
  • Grab sẽ trao tặng hơn 300 gói bảo hiểm sức khỏe PTI cho các đối tác tài xế nữ có hoàn cảnh khó khăn, và đối tác có thành tích hoạt động tích cực trên cả nước, giúp họ thêm yên tâm vững tay lái và bảo vệ họ tốt hơn trong tương lai.
  • Cuộc thi ảnh “Phụ nữ tại Grab – Chúng tôi có thể!” diễn ra trên toàn quốc từ ngày 29/2/2024 đến ngày 22/3/2024 với hơn 50 giải thưởng dành cho các đối tác tài xế, đối tác cửa hàng có bài dự thi ấn tượng về nữ tài xế Grab.
  • Hàng trăm phần quà sẽ được Grab gửi đến đối tác tài xế nữ tại các tỉnh thành khác ngoài TP.HCM và Hà Nội.
  • Các chương trình ưu đãi và quyền lợi chuyên biệt: Grab có kế hoạch mang đến cho các đối tác tài xế nữ các quyền lợi được thiết kế riêng phù hợp với nhu cầu của họ. Khi đạt được các thành tích hoạt động nhất định, đối tác có thể nhận được những quyền lợi khác nhau như ưu đãi cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe; ưu đãi sử dụng dịch vụ chăm sóc răng miệng… Grab đặt mục tiêu cập nhật các chương trình ưu đãi và quyền lợi này một cách thường xuyên để đáp ứng nhu cầu thực tế của đối tác tài xế.

Grab cho tài xế nữ ưu tiên nhận khách nữ

An toàn cũng là mối quan tâm hàng đầu của các đối tác tài xế nữ. Theo dữ liệu nội bộ của Grab, mặc dù 99,99% chuyến đi trên nền tảng không xảy ra tai nạn, các đối tác tài xế nữ vẫn có khả năng gặp sự cố về an toàn cao khoảng gấp đôi so với các đối tác tài xế nam.

Vì vậy, trong Chương trình Nữ đối tác tài xế Grab, Grab đang thử nghiệm tính năng mới “Ưu tiên nhận hành khách nữ” trên ứng dụng Grab Driver từ ngày 05/3/2024 cho dịch vụ GrabBike và GrabCar trên toàn quốc. Khi tính năng này được bật, ứng dụng Grab sẽ hiểu rằng đối tác tài xế nữ có mong muốn được chở hành khách nữ, và sẽ giúp họ tăng cơ hội nhận chuyến xe từ hành khách nữ, nếu có hành khách nữ đặt xe ở gần đó.

Đây cũng là tính năng mới nhất trong hàng loạt cải tiến công nghệ về vấn đề an toàn mà Grab đã đầu tư trong thời gian qua để đảm bảo an toàn cho người dùng và đối tác khi lưu thông trên đường.

Để thêm sức lan tỏa cho chương trình, Grab cũng đã phát động chiến dịch #ChaoMungPhuNu nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ. Một phần của chiến dịch này là phim ngắn chỉ ra những rào cản vô hình ngăn cản phụ nữ lái xe để tạo ra thu nhập, và cách Grab đang nỗ lực đưa việc lái xe trở nên phù hợp hơn với phụ nữ thông qua những cải tiến về an toàn, các chương trình đào tạo và hỗ trợ từ cộng đồng. Tìm hiểu thêm về chiến dịch #ChaoMungPhuNu tại đây.

Chương trình Nữ đối tác tài xế Grab sẽ được triển khai tại Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Indonesia trong nửa đầu năm 2024. Tìm hiểu thêm tại đây.

Grab Việt Nam tiếp tục khẳng định cam kết lâu dài tại thị trường Việt Nam và mang đến những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội chung của đất nước.

Năm 2023 đánh dấu việc Grab Việt Nam đẩy mạnh chiến lược đưa ra các dịch vụ chất lượng cao, có giá tiết kiệm cho người dùng và tung ra các cải tiến giúp đối tác tài xế nâng cao hiệu quả hoạt động trên nền tảng. Nhờ triển khai song song hai định hướng này, Grab đã vận hành được nền tảng kết nối một cách hiệu quả với mức tăng trưởng ổn định, từ đó mang đến lợi ích lâu dài cho người dùng và đối tác.

Trong năm 2023, Grab cũng đẩy mạnh chiến lược hợp tác với các công ty hàng đầu trong nhiều lĩnh vực để củng cố và mở rộng hệ sinh thái siêu ứng dụng tại Việt Nam.

Những dấu ấn nổi bật trong năm 2023:

  • Giúp người dân tiếp cận với nền tảng số và được hưởng những lợi ích của nền kinh tế số. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều thách thức, nền tảng Grab đã trở thành lựa chọn đáng tin cậy để mang đến thêm cơ hội thu nhập và cơ hội doanh thu cho hàng trăm ngàn đối tác tài xế và đối tác cửa hàng mới. Với một số người, nền tảng Grab chính là “cánh cửa” đầu tiên mở ra trải nghiệm sử dụng email, sở hữu tài khoản ngân hàng, hoặc tiếp cận với các dịch vụ tài chính số.
  • Hỗ trợ đối tác tài xế tối ưu hóa từng phút hoạt động trên nền tảng Grab và giúp thao tác nhận và hoàn thành cuốc xe trở nên liền mạch nhất có thể. Một số tính năng nổi bật được triển khai trong năm 2023 bao gồm tối ưu hóa việc xếp thứ tự nhận cuốc sân bay; gợi ý lộ trình, chia sẻ vị trí chính xác từ hành khách… Nhờ liên tục cải tiến công nghệ này, Grab đã giúp đối tác tài xế nâng cao hiệu quả hoạt động và gia tăng thu nhập, với số cuốc xe trung bình hằng tháng trong quý 4/2023 tăng hơn 14% so với quý 1/2023.
  • Hỗ trợ đối tác cửa hàng nâng cao kỹ năng số và tăng doanh thu: với những cải tiến công nghệ và tính năng mới như tự tạo quảng cáo, quản lý tiếp thị, quản lý đơn hàng… doanh thu trung bình hàng tháng của các đối tác cửa hàng trong quý 4/2023 tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Triển khai dịch vụ và tính năng mới giúp người dùng tiết kiệm chi tiêu khi sử dụng Grab. Với mảng dịch vụ di chuyển, Grab ra mắt GrabBike Tiết Kiệm và GrabCar Tiết Kiệm có mức giá thấp hơn đáng kể so với GrabBike và GrabCar thông thường. Với mảng dịch vụ giao đồ ăn, GrabFood có thêm lựa chọn giao tiết kiệm với mức phí giao hàng rẻ hơn nếu họ sẵn sàng chờ lâu hơn một chút. Từ tháng 3/2023 đến tháng 12/2023, tính năng lựa chọn giao tiết kiệm của GrabFood đã giúp người dùng tiết kiệm hơn 28 tỷ đồng.
  • Hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp. Chỉ trong 5 tháng (từ tháng 5 đến tháng 9/2023), gần 700 tấn trái cây, nông sản chất lượng đã được bán trên GrabMart.
  • Giúp trẻ em và người dân vùng sâu vùng xa đi lại an toàn: Grab đã phối hợp cùng Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam khởi công xây dựng hai công trình cầu liên hợp đập tràn tại huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu với tổng kinh phí thực hiện 2,1 tỷ đồng. Hai cây cầu đã được khánh thành ngày 4/1/2024, giúp hơn 7.000 em học sinh, giáo viên và người dân địa phương đi lại an toàn, thuận lợi, tạo điều kiện cho giao thương hàng hóa đưa kinh tế địa phương phát triển tích cực hơn. Tính đến nay, dự án “Xây cầu đến lớp” do hai bên phối hợp thực hiện đã xây dựng được 8 công trình cầu dân sinh trên cả nước.

“Trong năm 2023, chúng tôi đã đưa ra các dịch vụ, tính năng giúp người dùng tiết kiệm chi phí, cải tiến công nghệ để giúp đối tác tài xế có cơ hội tăng số cuốc xe và tăng thu nhập, giới thiệu các công cụ giúp đối tác cửa hàng tăng doanh thu, đồng thời vẫn đảm bảo nền tảng Grab được vận hành một cách bền vững và an toàn. Những chiến lược này đã giúp chúng tôi đạt được mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2023 trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều thách thức, tạo ra những tiền đề để chúng tôi phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2024.” – ông Alejandro Osorio, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam, cho biết.

2023 cũng là năm Grab đẩy mạnh chiến lược hợp tác mở với các công ty hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như xe điện, thanh toán di động, ngân hàng, dịch vụ tài chính số, tiêu dùng… Đặc biệt, Grab đã trở thành nhà cung cấp giải pháp quảng cáo tích hợp đa kênh được các thương hiệu và nhãn hàng ưa chuộng. Tại lễ trao giải SMARTIES VIETNAM 2023 do MMA Global (Hiệp hội Tiếp thị Di động Toàn cầu) tổ chức, Grab đã giành tổng cộng 9 giải thưởng, trong đó có hai giải thưởng danh giá Nền tảng công nghệ của năm – Publisher of the yearThương hiệu của năm – Brand of the year.

“Với gần 10 năm hoạt động tại Việt Nam, Grab đã có độ phủ dịch vụ tại hơn 50 tỉnh, thành phố khắp cả nước, nền tảng người dùng đông đảo và mạng lưới đối tác rộng khắp, cùng với sự thấu hiểu thị trường và năng lực công nghệ mạnh mẽ. Do đó, Grab có thể mang đến những giải pháp hợp tác tối ưu để hỗ trợ các thương hiệu tăng trưởng kinh doanh. Chiến lược hợp tác mở sẽ tiếp tục là một trong những trọng tâm của chúng tôi, và chúng tôi rất trông đợi sẽ được trở thành đối tác quan trọng của nhiều thương hiệu, nhãn hàng hơn nữa trong năm 2024.” – ông Alejandro Osorio cho biết thêm.

Cuộc sáp nhập giữa Grab và Gojek sẽ giúp họ tránh thua lỗ nhưng có thể khiến giá cước tăng và vấp phải sự kiểm soát của chính phủ.

Các nguồn tin độc quyền của Bloomberg cho biết hai gã khổng lồ trong mảng gọi xe đang nối lại các đàm phán để sáp nhập.

Hai công ty hàng đầu Đông Nam Á, Grab và GoTo (là chủ sở hữu của Gojek), đang tiến hành các cuộc đàm phán có thể dẫn đến cuộc sáp nhập lớn nhất trong khu vực. Vụ sáp nhập có thể đánh dấu chấm hết cho cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa hai đối thủ và mở ra triển vọng lợi nhuận cho cả hai công ty sau nhiều năm thua lỗ. 

Theo các kịch bản đang được thảo luận, Grab có thể mua lại GoTo thông qua việc trao đổi cổ phiếu hoặc chi trả bằng tiền mặt, hoặc sử dụng cả hai phương thức. Một kịch bản khác có thể là phân chia thị trường, trong đó Grab sẽ tập trung vào thị trường chính ở Singapore và một số quốc gia khác, trong khi GoTo sẽ tiếp tục tập trung vào thị trường ở Indonesia.

Cả hai công ty đều nhận được sự ủng hộ từ các cổ đông lớn trong việc tiến hành cuộc sáp nhập này. Tuy nhiên, việc định giá, cấu trúc công ty sau khi hợp nhất, và việc xác định ai sẽ lãnh đạo công ty sau sáp nhập vẫn là những thách thức lớn đang phải đối mặt.

Cuộc sáp nhập giữa Grab và GoTo sẽ giúp họ giảm bớt sự cạnh tranh và có thể điều chỉnh giá cước một cách linh hoạt hơn. Chẳng hạn, hiện nay giá cước ở Indonesia đang rất thấp do sự can thiệp của chính phủ và cạnh tranh giữa hai công ty. Một cuốc xe hai bánh ở Indonesia hiện nay có thể không quá 1 USD, cuốc xe hơi cũng không cao hơn nhiều.

Các cơ quan quản lý tại các quốc gia như Indonesia và Singapore sẽ giám sát chặt chẽ quá trình sáp nhập này. Điều này là để đảm bảo rằng thực thể hợp nhất sẽ không thể thống trị thị trường gọi xe và giao đồ ăn, và không gây ra cạnh tranh không công bằng. Trước đó, Uber đã rời khỏi khu vực này và nhận lại cổ phần từ Grab.

Một trong những rào cản sáp nhập trước đây là vấn đề tìm lãnh đạo cho công ty sau sáp nhập. Hiện nay, ông Anthony Tan, CEO Grab và đang nắm 60% quyền kiểm soát công ty, đang để ngỏ khả năng điều hành bất kỳ thực thể nào sau sáp nhập. Trước đó, giám đốc Gojek Kevin Aluwi và giám đốc Tokopedia William Tanuwijaya đều đã từ chức.

Bức tranh về cuộc sáp nhập này đang được hai công ty cân nhắc một cách cẩn thận, đặc biệt trong bối cảnh công ty thua lỗ và giá cổ phiếu giảm mạnh. Cuộc đàm phán được khởi đầu lại sau khi GoTo từ bỏ quyền kiểm soát Tokopedia cho TikTok hồi tháng 12 năm trước. Tuy vậy, các cuộc đàm phán trong quá khứ đã gặp khó khăn do xung đột về quyền kiểm soát thị trường ở Indonesia.

Grab sẽ trao những phần quà cho các hoàn cảnh khó khăn và tài xế trong dịp Tết Nguyên đán.

Grab Việt Nam phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (Ủy ban MTTQVN TP.HCM) triển khai chương trình Cùng Grab đưa Tết đến từng con hẻm, chung tay mang những phần quà Tết ý nghĩa đến với người có hoàn cảnh khó khăn, người lao động đang sinh sống tại các hẻm nhỏ trên địa bàn TP.HCM.

Ngoài ra, Grab Việt Nam cũng tổ chức nhiều hoạt động thiết thực cho các đối tác tài xế.

Mang Tết đến với những người có hoàn cảnh khó khăn

Kể từ ngày 12/01/2024 đến ngày 24/01/2024, với mỗi chuyến xe GrabCar, GrabBike hoặc đơn hàng GrabFood, GrabMart, GrabExpress được người dùng nhập mã TRAOTET, Grab Việt Nam sẽ đóng góp 5.000 đồng cho chương trình “Cùng Grab đưa Tết đến từng con hẻm”. Dự kiến vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2/2024, chương trình sẽ trao tặng 1.000 phần quà Tết đến với người có hoàn cảnh khó khăn. Chương trình còn có sự đồng hành của đối tác Mondelez Kinh Đô.

Grab Việt Nam cũng phối hợp với Ủy ban MTTQVN TP.HCM và cơ quan địa phương thực hiện trang trí cổng chào tại một số con hẻm trên địa bàn TP.HCM.

Tặng quà đối tác tài xế

Bên cạnh chương trình dành cho cộng đồng, Grab Việt Nam cũng triển khai chuỗi hoạt động gắn kết và chương trình thưởng cho đối tác trên cả nước. Cụ thể, từ ngày 23/01/2024 đến ngày 31/01/2024 Grab cũng mang đến hàng ngàn phần quà cho đối tác tài xế có thành tích hoạt động tích cực trên toàn quốc. Trong khuôn khổ chương trình, những chuyến xe bất ngờ sẽ lần lượt di chuyển đến các quận huyện trong khu vực TP.HCM và Hà Nội để trao tặng những phần quà Tết cho đối tác tài xế và đối tác nhà hàng may mắn.

Từ ngày 08/01/2024 đến ngày 05/03/2024, Grab cũng triển khai chuỗi chương trình lì xì với hơn 8.000 bao lì xì có tổng giá trị 1,5 tỷ đồng dành cho đối tác tài xế may mắn trên toàn quốc.

Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN, thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) và Grab Việt Nam vừa chính thức khánh thành và đưa vào sử dụng hai công trình ngầm ở Lai Châu.

Đây là cây cầu thứ bảy và thứ tám thuộc dự án “Xây cầu đến lớp” do Quỹ BTTEVN và Grab Việt Nam phối hợp triển khai. Chương trình nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho trẻ em vùng khó khăn có cơ hội đến lớp thuận tiện, an toàn hơn, cũng như cải thiện môi trường sống, phát triển xã hội và kinh tế của địa phương, đồng thời góp phần thực hiện chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Nậm Ban và Nậm Hàng là hai xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Dân cư thưa thớt, thành phần dân tộc thiểu số chiếm đến 95%. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các hệ thống khe suối, giao thông đi lại khó khăn, nhất là mùa mưa lũ.

Hơn 1.200 học sinh, trẻ em và thầy cô giáo tại các điểm trường hàng ngày phải đi qua khu vực nguy hiểm không đảm bảo khả năng thoát nước, thường xảy ra hiện tượng sạt lở, đứt gãy vào mùa mưa lũ.

Không chỉ ảnh hưởng đến quá trình học tập và giảng dạy của thầy cô giáo và các em học sinh, những con đường này còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn cho người dân địa phương và các phương tiện qua lại.

Ông Vũ Tiến Hóa, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Huyện Nậm Nhùn, cho biết: “Hai công trình có ý nghĩa đặc biệt với nhân dân và các cháu học sinh ở hai điểm bản, đảm bảo sự đi lại an toàn cho các cháu, nhất là vào mùa mưa lũ. Bên cạnh đó cũng tạo động lực cho các cháu đến lớp chuyên cần, từ đó nâng cao chất lượng học tập, có cơ hội lĩnh hội kiến thức để làm chủ cho tương lai. Cây cầu cũng góp phần tạo điều kiện để nhân dân giao thương đi lại, buôn bán các sản phẩm của mình, góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống của người dân.”

Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, cho biết: “Hai cây cầu này không chỉ giúp cho trẻ em đi học được an toàn hơn, tránh được các nguy cơ đuối nước, mà còn đặc biệt hỗ trợ cho bà con nơi đây giao thương được tốt hơn, và chắc chắn điều kiện lao động, sản xuất hiệu quả hơn. Hy vọng cây cầu sau khi được đưa vào sử dụng sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương, đảm bảo việc sử dụng cây cầu đúng mục đích, đúng tải trọng, và đặc biệt là kéo dài được tuổi thọ cây cầu để thêm nhiều người được hưởng lợi.

Hai công trình cầu liên hợp đập tràn đã được khánh thành, với tổng kinh phí thực hiện là 2,1 tỷ đồng, trong đó 1,7 tỷ đồng do Grab Việt Nam và người dùng Grab ủng hộ, cùng với 400 triệu đồng đối ứng từ địa phương.

Sau khi hoàn thành, công trình sẽ giúp hơn 7.000 em học sinh, giáo viên và người dân của hai xã Nậm Ban và Nậm Hàng  đi lại an toàn, thuận lợi, tạo điều kiện cho giao thương hàng hóa đưa kinh tế địa phương phát triển tích cực hơn.

Ông Alejandro Osorio, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam, chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng khi hai cây cầu thứ 7 và thứ 8 được đưa vào hoạt động, đồng thời  đánh dấu sự thành công của dự án “Xây cầu đến lớp” mà Grab Việt Nam và Quỹ BTTEVN phối hợp triển khai trong những năm qua”. Trong khuôn khổ dự án “Xây cầu đến lớp”, tính đến nay Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Grab Việt Nam đã xây dựng và được đưa vào sử dụng 8 công trình cầu dân sinh, trong đó gồm hai cây cầu ở Vĩnh Long, hai cây cầu ở Hà Giang, một cây cầu ở Tiền Giang, một cây cầu ở Quảng Trị và hai cây cầu ở Lai Châu.

Grab vừa phát hành Báo cáo về Xu hướng đặt món ăn và đi chợ online tại Đông Nam Á năm 2023, chỉ ra những xu hướng và sự thay đổi trong cách người tiêu dùng trải nghiệm các dịch vụ đặt món ăn và đi chợ online trong thời kỳ hậu Covid-19.

Tại Việt Nam, 9 trên 10 (91%) người dùng được khảo sát cho biết họ đang sử dụng ứng dụng Grab để biết thêm các nhà hàng và cửa hàng mới mà họ chưa từng thử qua trước đây. Các ứng dụng giao đồ ăn hiện cũng là cách phổ biến nhất để người dùng tại ĐNA khám phá các hàng quán mới, vượt qua cả các blog ẩm thực, sự giới thiệu từ gia đình, bạn bè, hay các nền tảng mạng xã hội.

Dựa trên kết quả báo cáo kết hợp với dữ liệu từ nền tảng Grab cho thấy người dùng đang dần kết hợp giữa trải nghiệm trực tuyến và ngoại tuyến khi muốn thưởng thức đồ ăn. Hơn 90% người dùng cho biết họ thường đọc các đánh giá trực tuyến, hơn 60% người dùng đã mua voucher trả trước qua các kênh trực tuyến, và hơn 70% đã đặt món trực tuyến ngay khi đang ngồi tại nhà hàng. 9 trên 10 người tiêu dùng được khảo sát trong khu vực cho biết họ ưa chuộng các thương hiệu ẩm thực và mua sắm có trải nghiệm tích hợp hình thức trực tuyến và ngoại tuyến.

Một số nét chính khác trong báo cáo của Grab

  • Tại Việt Nam, cứ mỗi 5 người chi tiêu nhiều nhất trên Grab thì có 1 người là hội viên GrabUnlimited – gói hội viên trả trước để sử dụng các dịch vụ Grab.
  • Đặt đơn nhóm là tính năng trên GrabFood cho phép nhiều người cùng đặt chung một đơn hàng và chia đều phí giao hàng. Tính năng này được dùng phổ biến nhất vào giờ ăn trưa và cho các đơn hàng giao đến văn phòng công ty.
  • Bữa trưa có thể là thời điểm đặt đồ ăn phổ biến nhất, nhưng các đơn hàng trong bữa xế, trong khoảng từ 3 đến 6 giờ, khi người dùng đặt đồ ăn nhẹ theo nhóm, lại có giá trị đơn hàng cao nhất. Trên thực tế, 93% người dùng tại Việt Nam cho biết họ có xu hướng ăn nhẹ trong khoảng thời gian này.
  • Ý thức bảo vệ môi trường của người dùng ngày càng nâng cao: 47% người dùng tại Việt Nam cho biết họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các thương hiệu thân thiện với môi trường, và 93% người dùng có xu hướng ủng hộ các thương hiệu có các hoạt động bền vững. Tại Việt Nam, số lượng các cuốc xe, đơn đặt hàng được người dùng lựa chọn Khoản đóng góp trung hòa các-bon đã tăng gấp 12 lần từ năm 2022 đến năm 2023.
  • Theo dữ liệu của nền tảng Grab, tại Việt Nam, các món ăn xuất hiện thường xuyên nhất trong các đơn đặt hàng GrabFood năm nay là Bún đậu mắm tômCà phê muối. Bên cạnh đó, Trà sữaCơm tấm đứng đầu trong danh sách tìm kiếm trên GrabFood

Grab hiện cung cấp các dịch vụ giao nhận, di chuyển và các dịch vụ  tài chính kỹ thuật số tại hơn 500 thành phố thuộc 8 quốc gia khu vực Đông Nam Á, bao gồm Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Hàng triệu người dùng Grab hàng ngày để đặt thức ăn, đi chợ hộ, gửi hàng hóa, đặt xe ô tô hoặc xe taxi, thanh toán trực tuyến hoặc tiếp cận với các dịch vụ cho vay, bảo hiểm.

Ứng dụng gọi đồ ăn Baemin sẽ ngưng hoạt động tại Việt Nam kể từ ngày 8/12.

Baemin vừa gửi tin nhắn đến người dùng về việc sẽ ngưng hoạt động tại Việt Nam kể từ ngày 8/12.

Trong thông báo gửi người dùng, Baemin khuyên người dùng sử dụng hết các khuyến mại của hãng cho đến ngày 7/12/2023.

Trên fanpage của công ty, một số người dùng tỏ ý tiếc nuối khi bình luận trong một số bài viết của trang này.

Báo VnExpress dẫn thông báo của Baemin cho biết: “Quyết định rời khỏi Việt Nam của Baemin được thúc đẩy bởi tình hình kinh tế khó khăn trên toàn cầu, cũng như thực trạng cạnh tranh khốc liệt của thị trường nước sở tại”.

Baemin có mặt tại Việt Nam 4 năm trước, chỉ tham gia ở mảng giao đồ ăn. Các công ty tương tự như Grab, Gojek, be đều có thêm dịch vụ giao hàng, chở khách và các dịch vụ khác.

Trong 2 tháng đầu ra mắt, người dùng sẽ được đăng ký gói GrabUnlimited với giá 1.000đ/tháng và nhận nhiều mã ưu đãi khi sử dụng các dịch vụ của Grab.

Cụ thể ưu đãi bao gồm: 99 mã giảm 15.000đ phí giao hàng cho GrabFood, 2 mã giảm tối đa 100.000đ cho GrabBike/GrabCar và 1 mã ưu đãi 30.000đ cho GrabMart. Chương trình ưu đãi diễn ra trong giai đoạn thử nghiệm từ ngày 24/03/2023 đến ngày 30/06/2023. Sau giai đoạn thử nghiệm này, người dùng có thể gia hạn GrabUnlimited với giá 49.000đ/tháng.

Phía Grab cho biết,  gói GrabUnlimited là một trong những trọng tâm trong chiến lược phát triển của Grab. Với việc người dùng có thể tận hưởng nhiều ưu đãi trên nhiều dịch vụ chỉ với một gói hội viên, GrabUnlimited có thể tăng mức độ gắn bó của người dùng đối với nền tảng, đồng thời mang đến những quyền lợi đặc biệt cho những khách hàng có tần suất sử dụng dịch vụ cao. Trước Việt Nam, GrabUnlimted đã được thử nghiệm tại Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Philippines.

Để đăng ký mua Gói Hội Viên GrabUnlimited, người dùng cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Vào mục “Gói Hội Viên” trên ứng dụng Grab

Bước 2: Chọn “Chọn gói này”

Bước 3: Tiến hành thanh toán bằng thẻ, ví điện tử Moca hoặc ví điện tử ZaloPay trên ứng dụng Grab

Từ ngày 7/3-9/3/2023 Grab VN  triển khai các hoạt động gắn kết dành cho đối tác nữ, bao gồm tài xế, đối tác nhà hàng, và thương nhân trên cả nước nhân ngày Quốc Tế Phụ Nữ.

Để mang đến cho đối tác nữ ngày Quốc tế Phụ nữ đầy ý nghĩa, trong ngày 07/03/2023 chương trình GrabCare sẽ trao tặng gần 1.500 phần quà cho các đối tác có thành tích hoạt động tích cực tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Trong ngày 08/03/2023, Grab sẽ gửi tặng phần thưởng lên đến 500.000đ cho các đối tác tài xế nữ trên toàn quốc có tổng số cuốc xe và đơn hàng cao nhất.

Chương trình sẽ bao gồm các hoạt động như rửa xe, thay nhớt miễn phí; chụp hình kỷ niệm; tham gia vòng quay may mắn tại sự kiện để nhận thêm phần quà bất ngờ. Đặc biệt, hoạt động rửa xe và thay nhớt miễn phí sẽ kéo dài đến hết ngày 22/03/2023 để các đối tác có thể sắp xếp thời gian thuận tiện hơn.

Đối với đối tác nhà hàng và đối tác thương nhân nữ, từ ngày 07/03/2023 đến hết ngày 09/03/2023, Grab sẽ có những chuyến xe bất ngờ đến các cửa hàng, quán ăn để gặp gỡ và tặng quà trực tiếp cho hàng trăm đối tác trên toàn quốc.

Ngoài ra, Grab cũng triển khai chương trình Quay số may mắn với tổng giá trị giải thưởng lên đến 70 triệu đồng dành cho toàn bộ đối tác tài xế nữ đang hoạt động cùng Grab trên toàn quốc.

Ngày 28/2, Grab Việt Nam và ZaloPay đã phối hợp tổ chức buổi thảo luận “Hợp tác nâng tầm thanh toán không dùng tiền mặt” nhằm chia sẻ sâu hơn về hành trình đồng hành trong thời gian tới.

Trước đó, vào đầu tháng 01/2023, hai thương hiệu đã chính thức công bố hợp tác triển khai phương thức thanh toán mới bằng ZaloPay trên ứng dụng Grab.

Nói về nền tảng của sự hợp tác này, ông Lê Hồng Minh, Nhà sáng lập và CEO VNG nhấn mạnh: “Là những công ty công nghệ, cả Grab và ZaloPay đều liên tục học hỏi và trưởng thành từ những thử nghiệm của chính mình. Việc hợp tác cùng nhau cho phép đẩy mạnh quá trình phát triển của cả Grab và ZaloPay khi có thể học hỏi lẫn nhau. Điều này sẽ giúp cho cả hai nền tảng ngày càng phát triển mạnh mẽ và bền vững.”

Còn theo ông Alejandro Osorio, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam, khu vực Đông Nam Á đang có bước phát triển nhanh về thanh toán không tiền mặt bởi các tác nhân quan trọng: đại dịch Covid-19; tỷ lệ người dân tiếp cận với các dịch vụ của ngân hàng còn hạn chế; và sự phát triển của thương mại điện tử… Trong bức tranh của toàn Đông Nam Á, Việt Nam không hề chậm chân trên hành trình trở thành một quốc gia không tiền mặt.

Báo cáo Hành vi Thanh toán của người tiêu dùng năm 2022 của VISA cho biết có đến 83% người Việt Nam tham gia khảo sát dự định sử dụng các phương thức thanh toán không tiền mặt thường xuyên hơn. Đây chính là cơ hội mà Grab Vietnam và ZaloPay cùng muốn nắm bắt.

Ông Alejandro Osorio – Giám đốc điều hành Grab Việt Nam (trái) và
Ông Lê Hồng Minh – Nhà sáng lập & Tổng giám đốc VNG (phải)

Tại sự kiện, bà Lê Lan Chi, CEO của ZaloPay cũng chia sẻ về những khó khăn khi khuyến khích người dùng chuyển sang hình thức thanh toán mới, đặc biệt là những đối tượng khách hàng ít có cơ hội tiếp xúc với công nghệ hoặc ngần ngại do quy trình đăng ký tài khoản, liên kết ngân hàng rườm rà. Để giải quyết vấn đề này, ZaloPay đã triển khai bước đi chưa từng có tiền lệ trong ngành ví điện tử Việt Nam – tích hợp vào ứng dụng nhắn tin Zalo – nhằm đưa ZaloPay đến với 100 triệu người dùng Zalo.

“Chúng tôi xác định các chương trình khuyến mãi chỉ có giá trị trong việc thu hút và khuyến khích người dùng trải nghiệm; việc giữ chân họ nằm ở chất lượng sản phẩm. Vì thế, chiến lược phát triển lâu dài của ZaloPay chính là tập trung phát triển sản phẩm thật tốt. Đưa ra những giải pháp để giải quyết nỗi lo, nhu cầu của người dùng mới là mục tiêu của ZaloPay” – bà Chi nhấn mạnh.

ZaloPay đã đạt được hơn 11,5 triệu người dùng thanh toán trong năm 2022 với mạng lưới hơn 13.000 đối tác thương mại và 35.000 điểm thanh toán trên cả nước. Việc mở rộng hợp tác với Grab Vietnam sẽ tạo điều kiện để các bên khai phá những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng dịch vụ của mình.

Thông qua sự kiện, cả Grab Việt Nam và ZaloPay đều kỳ vọng sự hợp tác giữa hai hệ sinh thái lớn này sẽ tạo môi trường đa dạng hơn cho cả người dùng lẫn đối tác doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy cộng đồng không tiền mặt ngày một lớn hơn.