Tuần này, chương trình Lời Cảnh Báo tiếp tục cập nhật những vấn đề được phản ánh trong thời gian gần đây như lừa bán điện thoại giá rẻ.

Chị T.T.T.V (TP.HCM) mua điện thoại di động để làm công việc kinh doanh trực tuyến. Khi xem trên Facebook, một trang fanpage bán điện thoại có thương hiệu trên thị trường với giá “xả kho” đến 60%. Chị điền thông tin mua hàng sau khi đọc những thông tin về sản phẩm và cam kết được kiểm máy khi nhận hàng.

Chị T.T.T.V chia sẻ: “Khi tôi nhận điện thoại, tôi kiểm tra seal và tem rất kỹ, nhìn bên ngoài rất giống điện thoại chính hãng nên tôi rất tin tưởng và tôi trả tiền. Thanh toán xong tôi mở hàng ra thì thấy nó không nặng như điện thoại chính hãng và tôi bắt đầu nghi ngờ. Mở điện thoại lên, tôi thấy điện thoại không đẹp, màn hình bị sọc và tôi lướt bị lag nên tôi gọi điện cho số điện thoại tôi đặt hàng nhưng không ai bắt máy thì tôi biết tôi đã bị lừa”.

lừa đảo mua điện thoại giá rẻ

T.S Đoàn Văn Báu (Chuyên gia Tội phạm học) chia sẻ: “Đánh vào nhu cầu của khách hàng muốn mua được mặt hàng tốt giá rẻ, các đối tượng sẽ giật tít “sale sập sàn”, “điện thoại giá rẻ”,… khiến chúng ta bị lôi cuốn. Đối với các sàn thương mại điện tử, đặc biệt là hình thức livestream bán hàng có rất nhiều thủ thuật, vì thế khách hàng dễ bị lừa đảo”.

Các đối tượng xây dựng hệ thống bán hàng có quy trình giống như các sàn thương mại điện tử, bán những dòng điện thoại cao cấp với giá 4,5 triệu đồng với lời mời gọi hấp dẫn. Những lời giới thiệu còn đánh trúng tâm lý thích mua hàng xịn giá rẻ. Các đối tượng lập các tài khoản ảo để bình luận đánh giá tích cực khiến người xem thích thú.

Luật sư Trần Minh Cường cho biết, theo Quy định Điều 174, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017, người có thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản người khác với giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi lừa đảo với mức phạt cao nhất là tù chung thân.

T.S Đoàn Văn Báu (Chuyên gia Tội phạm học) cho biết, giá thành mua bán thiết bị điện tử trên thị trường hiện nay cũng dao động tương ứng nhau, nhưng khi người khác cung cấp mặt hàng giá quá rẻ thì chúng ta nên xem xét, đặc biệt là mua hàng online. Cần kiểm tra thông tin xem cửa hàng đó có thật không và tránh trường hợp đặt cọc đầy đủ tiền.

Clip Lừa bán điện thoại giá rẻ

Lời Cảnh Báo là một chương trình mang đầy tính thời sự. Bên cạnh việc phản ánh những vấn đề đang được xã hội quan tâm, Lời Cảnh Báo còn cung cấp cho người dân nhiều kiến thức bổ ích về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống như: kinh tế, sức khỏe, giáo dục, an ninh, trật tự xã hội… Lời Cảnh Báo được phát sóng vào lúc 19h50 Thứ Hai và Thứ Tư hàng tuần trên kênh THVL1. 

Với hơn 500 triệu người sử dụng, WINRAR là một trong những công cụ phổ biến và tiện lợi nhất để nén và giải nén các tập tin. Chính vì thế, đây cũng là một trong những công cụ được nhiều tin tặc nhắm đến. Tuy nhiên, nhiều người chưa quan tâm đến vấn đề này, dẫn đến nhiều rủi ro về bảo mật dữ liệu, an ninh mạng. Thực tế đã có nhiều đơn vị tổ chức bị tấn công, chiếm quyền kiểm soát.

Mới đây các chuyên gia phát hiện một lỗ hổng nghiêm trọng của ứng dụng này. Lỗ hổng này cho phép tin tặc có thể thực thi mã tùy ý trên hệ thống máy tính người dùng sau khi họ mở một tập tin nén được chế tạo đặc biệt theo ý đồ của kẻ tấn công. Lỗ hổng này xuất hiện trong quá trình xử lý khối lượng khôi phục một công đoạn trong quy trình giải nén của phần mềm này. Kẻ tấn công có thể lừa người dùng mở một tệp tin nén được chế tạo đặc biệt theo ý đồ của hacker, sau đó lợi dụng lỗ hổng mới phát hiện trên WINRAR để thực thi mã tùy ý trên hệ thống của nạn nhân.

ứng dụng giải nén

Thạc sĩ Phan Thanh Toán – Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCM cho biết: Các phần mềm giải nén phổ biến là có WinZip và WinRAR. WinRAR cho phép mình nén nhiều đuôi phổ biến thường thấy. Tuy nhiên, thời gian gần đây phần mềm WinRAR vừa xuất hiện lỗ hổng là CVE-2023-40477 rất nghiêm trọng. Hacker có thể thực hiện các mã độc từ xa, kiểm soát máy tính của người dùng và làm mọi thứ trên máy tính đó”. 

Mặt khác, nguy cơ ấy ngày càng lớn hơn khi nhiều người dùng còn thiếu cẩn trọng trong việc kiểm tra nguồn gốc các file cần giải nén được gửi đến, trong khi chỉ cần một tệp tin thiết bị của người dùng có thể bị nhiễm mã độc. Mã này có khả năng đánh cắp Cookie trình duyệt và gửi về cho hacker, từ đó chúng có thể sao chép trạng thái đăng nhập để truy cập vào tài khoản online của nạn nhân như email, mạng xã hội.

Chị Nguyễn Ngọc Nhi (TP.HCM) do bất cẩn trong việc kiểm tra nguồn gốc file cần giải nén, chị đã mất quyền kiểm soát máy tính, sau đó lần lượt mất các tài khoản mạng xã hội, ngân hàng. “Một tài khoản gửi yêu cầu, có đuôi tệp RAR cho tôi, lúc đó tôi nghĩ là đối tác gửi báo giá cho mình, tôi không suy nghĩ nhiều, mở ngay liền. Sau đó, tôi cảm thấy các tài khoản của tôi bị xâm nhập và mất hết mật khẩu tài khoản trên mạng xã hội và kể cả các tài khoản ngân hàng của mình. Lúc đó mới phát hiện ra là tài khoản ngân hàng của mình đã mất gần hơn 10 triệu”chị chia sẻ.

Người dùng cá nhân và tổ chức cần chủ động cập nhật giải nén lên phiên bản mới nhất. Người dùng cần để ý không mở các tệp tin được gửi chia sẻ từ người lạ hoặc vào những tập tin không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, cần sử dụng các tính năng xác minh tính chính xác nghiêm ngặt để đảm bảo tính bảo mật trên máy tính

Trong chương trình Lời Cảnh Báo, Thạc sĩ Phan Thanh Toán chia sẻ: Sau sự cố và lỗ hổng được phát hiện vào tháng 6 năm 2023, WinRAR đã cập nhật phiên bản mới nhất là phiên bản 6.24. Khi sử dụng WinRAR, cần chú ý những điều sau: Nắm rõ nguồn gốc của các file nén, cập nhật phiên bản chống virus thường xuyên để đối phó với các mã độc và virus mới xuất hiện, tránh mở các file không rõ nguồn gốc, kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật quyền riêng tư trên các trang tài khoản mạng xã hội để tránh những rủi ro không đáng có”.

Clip Cẩn trọng với ứng dụng nén và giải nén trên máy tính:

Lời Cảnh Báo là một chương trình mang đầy tính thời sự. Bên cạnh việc phản ánh những vấn đề đang được xã hội quan tâm, Lời Cảnh Báo còn cung cấp cho người dân nhiều kiến thức bổ ích về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống như: kinh tế, sức khỏe, giáo dục, an ninh, trật tự xã hội… Lời Cảnh Báo được phát sóng vào lúc 19h50 Thứ Hai và Thứ Tư hàng tuần trên kênh THVL1.

Nhờ tính tiện lợi, mã QR đang dần trở thành phương thức thanh toán chính của nhiều người dân từ các quán tạp hóa, cửa hàng dịch vụ đến nhà hàng, quán ăn đều dán mã QR thông tin tài khoản ngân hàng để tiện cho khách hàng thanh toán. Thế nhưng, sự tiện lợi này cũng đang phải đối mặt với rủi ro lừa đảo. Trong thời gian gần đây, nhiều cửa hàng dịch vụ đã bị tráo đổi mã QR để chiếm đoạt tiền.

Thường xuyên được khách hàng yêu cầu chuyển khoản thanh toán, chị TTN, chủ một cơ sở kinh doanh nước uống ở TP.HCM đã tìm hiểu và in mã QR tài khoản ngân hàng của mình để tiện cho việc thanh toán. Tuy nhiên, mã QR của chị đã bị kẻ gian tráo đổi. Khách hàng liên tục thanh toán bằng hình thức quét mã QR mà tiền chẳng thấy đâu. “Tôi không nhớ được mã QR cũ màu sắc như thế nào. Mã mới chỉ khác số tài khoản, còn tên của quán, cơ sở kinh doanh thì cũng y hệt như tên mình, làm tôi không thể phân biệt được”, chị T.T.N cho biết.

Cảnh giác lừa đảo tráo đổi mã QR

Tiến sĩ Phạm Văn Khoa – Trưởng ngành Máy tính – Viễn thông, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho biết: “Bằng mắt thường chúng ta không thể nào phân biệt được đâu là mã QR thật và giả. Mã QR code có những dấu chấm đen, dấu chấm trắng, bằng mắt thường thì không thể nào phân biệt được”.

Một người phụ nữ là chủ cửa hàng tạp hóa tại Hà Nội cho biết, kẻ gian đã thay thế mã QR dán bên ngoài cửa hàng bằng một mã QR khác mà bà không hay biết. Đã có nhiều người mua hàng chuyển từ 5 triệu, 1 triệu tới vài trăm nghìn đồng, nhưng đều vào tài khoản khác.

Như một cửa hàng dịch vụ sửa chữa, chăm sóc xe ô tô ở phường Khánh Hòa Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng cũng bị thay thế mã QR thanh toán tương tự. Anh T.N.N.K chia sẻ: “Có một điều kỳ lạ là rất nhiều khách hàng chuyển khoản, nhưng không nhận được thông báo. Khi kiểm tra thì mã QR cũng bị thay đổi”.

Luật sư Phan Hòa Nhựt – Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết: “Người có hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, trong trường hợp nặng hơn, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội chiếm giữ tài sản trái phép của người khác. Chiếm giữ số tiền từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng hoặc là các tài sản đặc trưng khác, có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, bị phạt cải tạo không giam giữ từ 6 tháng đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm. Đối với việc chiếm giữ tài sản trên 200 triệu đồng mà không trả lại, có thể bị phạt tù lên đến 5 năm”.

Thanh toán bằng mã QR là một trong những phương pháp thanh toán hiện đại được rất nhiều người ưa chuộng vì mang lại tính tiện lợi cao. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng, rất dễ bị các đối tượng xấu dùng thủ đoạn để lừa đảo.

Tiến sĩ Phạm Văn Khoa – Trưởng ngành Máy tính – Viễn thông, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đưa ra lời khuyên: “Đối với khách hàng, khi thanh toán chỉ nên quét mã QR chắc chắn rằng mã đó được nhân viên bán hàng cung cấp. Hạn chế ở mức độ không quét mã QR được công khai ở những nơi công cộng. Nếu quét ở nơi công cộng, phải xác nhận với nhân viên bán hàng. Khi quét mã QR thành công, nhân viên bán hàng phải xác nhận đơn vị đó chính là nơi nhận tiền. Nếu họ xác nhận đúng, thì có thể thanh toán, còn không, thì giao dịch đó chưa hoàn tất. Đồng thời với góc độ nhân viên bán hàng, trong trường hợp công khai mã thanh toán ở nơi công cộng, phải luôn kiểm tra mã đó là của đơn vị mìnhđể tránh những trường hợp đáng tiếc cho thể xảy ra”.

Hiện nay, dù mã QR đã trở thành công cụ thanh khoản nhiều người dân ưa chuộng, nhưng không nên lơ là trong các giao dịch chuyển khoản thanh toán. Ngoài việc lừa đảo chiếm đoạt tiền thông qua thay đổi thông tin, các đối tượng xấu còn đánh cắp thông tin cá nhân thông qua các loại mã công nghệ cao.

Clip Cảnh giác lừa đảo tráo đổi mã QR

Lời Cảnh Báo là một chương trình mang đầy tính thời sự. Bên cạnh việc phản ánh những vấn đề đang được xã hội quan tâm, Lời Cảnh Báo còn cung cấp cho người dân nhiều kiến thức bổ ích về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống như: kinh tế, sức khỏe, giáo dục, an ninh, trật tự xã hội… Lời Cảnh Báo được phát sóng vào lúc 19h50 Thứ Hai và Thứ Tư hàng tuần trên kênh THVL1.

Nhiều bậc phụ huynh liên tục nhận được những đường link lạ mạo danh trường học của con mình. Khi nạn nhân nhấn chuột vào đường link trên, toàn bộ thông tin cá nhân bị đối tượng xấu đánh cắp, rồi chiếm quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội.

Gần đây, chị NTN nhận được tin nhắn có kèm đường link lạ mạo danh trường mà con chị đang theo học. Nội dung tin nhắn yêu cầu chị N vào link của trường để đăng ký thông tin cho con. Vì lý do này, chị đã không ngần ngại nhấn vào link nhập thông tin. Tuy nhiên, sau khi nhập xong, chị phát hiện các tài khoản mạng xã hội của mình đã bị chiếm quyền kiểm soát. “Tôi nhận được một đường link lạ từ trường con mình đang học, yêu cầu nhập thông tin cập nhật cho bé. Mặc dù ban đầu cảm thấy lạ, nhưng vì môi trường online đang phổ biến, tôi cũng đã nhập thông tin mà không nghĩ tới hậu quả. Sau một thời gian, tôi phát hiện tài khoản của mình đã bị chiếm đoạt. Tôi đã rất khó khăn, phải nhờ đến các anh chị bên IT để lấy lại toàn bộ các tài khoản mạng xã hội. Tôi cũng đã liên hệ đến trường và biết được phía bên trường học không hề có yêu cầu nhập thông tin vào đường link đó”chị NTN cho biết.  

Mục đích chính của các đối tượng là lôi kéo người nhận tin nhắn, truy cập vào các đường link mà họ tạo ra để cài mã độc và đánh cắp thông tin. Nếu người dùng đăng nhập vào các đường link này và làm theo hướng dẫn, tin tặc có thể khai thác thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng và thông tin cá nhân để lợi dụng hoặc đánh cắp tiền. Nguy hiểm hơn các đối tượng xấu đã sử dụng một phần mềm Trí Tuệ Nhân Tạo để nhận biết thói quen của người sử dụng mạng xã hội và tự động gửi tin nhắn chứa mã độc.

Nhiều phụ huynh bị mất thông tin, quyền kiểm soát tài khoản mạng xã hội khi click vào đường link lạ
Nhiều phụ huynh bị mất thông tin, quyền kiểm soát tài khoản mạng xã hội khi click vào đường link lạ

ThS Lê Tấn Phước – Nguyên Trưởng Khoa CNTT, Trường CĐ Công nghệ Thông tin TP.HCM cho biết: “Thay vì sử dụng các chữ cái bình thường, chúng sử dụng các kỹ thuật thay đổi như chữ m thay thế bằng chữ r, chữ n, và các ký tự khác để lừa đảo người nhận tin nhắn. Chúng ta có thể bị dẫn dắt vào các đường link lạ xảy ra hai tình huống nguy hiểm: bị lừa đăng nhập và bị khai thác thông tin, hoặc bị cài đặt virus vào thiết bị của mình”.

Các đối tượng thường tận dụng chiêu bài đánh vào điểm yếu của các phụ huynh, nhất là các vấn đề liên quan đến việc học hành của con. Vì thế, các phụ huynh rất dễ rơi vào bẫy. Do đó, quý phụ huynh nên cực kỳ cảnh giác và không đăng nhập vào các đường link không rõ nguồn gốc hoặc không được xác thực. Khi nhận được tin nhắn yêu cầu truy cập vào bất kỳ đường link nào, người dùng cần bình tĩnh kiểm tra lại xem liệu đó có phải là đường link giả mạo hay không. Vì thực tế, đường link này thường chứa rất nhiều ký tự khác biệt so với đường link chính thức của các cơ quan tổ chức.

Để tránh rủi ro, thông thường khi nhận link, người dùng nên kiểm tra kỹ lưỡng trước khi nhấp vào. “Để tránh trường hợp này, thông thường khi nhận link, chúng ta cần phải kiểm tra kỹ lưỡng nguồn gốc của nó. Hiện nay, các đối tượng tội phạm thường sử dụng dịch vụ Brandname để mạo danh tên các tổ chức, làm cho các đường link giả mạo trở nên khó phân biệt. Dấu hiệu này thường khó nhận biết, nhưng các phụ huynh nên xem xét kỹ lưỡng đường link cụ thể để xác định liệu đó có phải là link của trường hay không”, ThS Lê Tấn Phước TP.HCM khuyến cáo.

Luật sư Bùi Trọng Hiển – Giám đốc Công ty Luật Bùi Trọng Hiển cho biết: “Hành vi chiếm quyền sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc thiết bị điện tử của người khác là hành vi vi phạm pháp luậtCác hình phạt cho hành vi này có thể từ phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng, trong trường hợp nặng hơn có thể nhận án phạt lên đến 12 năm tù giam”.

Hành vi lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng ngày càng phổ biến và tinh vi hơn. Đặc biệt, các thủ đoạn lừa đảo luôn được các đối tượng liên tục cập nhật để dễ dàng qua mặt người dùng. Người dân cần phải cảnh giác và tỉnh táo để tránh trở thành nạn nhân của các đối tượng xấu.

Clip Gửi đường dẫn lạ cho phụ huynh để lừa đảo:

Nguy cơ trầm cảm do mạng xã hội

Nhờ có mạng xã hội mà chúng ta dễ dàng kết nối với nhau, cung cấp cho chúng ta rất nhiều mặt lợi ích khác. Một người trẻ có thể sở hữu nhiều tài khoản mạng xã hội để phục vụ sở thích, nhu cầu giải trí, cá nhân và dành rất nhiều thời gian cho chúng.

Em Nguyễn Lan Vy – Quận Tân Bình, TP.HCM cho biết, thời gian sử dụng mạng xã hội một ngày dao động từ 3 đến 4 tiếng với nhu cầu giải trí. Em Trần Thảo Anh – Quận Tân Bình, TP. HCM chia sẻ: “Một ngày em sử dụng mạng xã hội khá nhiều để em cập nhật thông tin từ mạng xã hội, từ 4 đến 6 tiếng”. 

Theo các nghiên cứu, khi dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội, có thể gây ra các chứng rối loạn lo âu, tâm thần. Trong đó, trầm cảm do lạm dụng mạng xã hội đang là một trong những bệnh lý mà nhiều người trẻ gặp phải hiện nay. Em Trần Tiến Long ngụ tại TP.Thủ Đức chia sẻ: “Nguy cơ trầm cảm này có thể xuất phát từ những thông tin sai lệch, bạo lực, ngôn từ cũng có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý người dùng”.

Thạc sĩ Trần Nam – Chuyên gia Xã hội học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM cho biết: “Khi tập trung quá nhiều thời gian cho mạng xã hội, có thể ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe thể chất và thời gian của mình trong một ngày, đặc biệt là ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội vốn đòi hỏi phải có sự tương tác trực tiếp, khiến cho đầu óc của họ sẽ bị mệt mỏi và họ có thể bị căng thẳng, stress, nếu như chỉ tập trung vào mạng xã hội để có thể tiếp nhận thông tin. Bên cạnh đó, tâm lý sẵn sàng giao tiếp với người khác ở môi trường thực tế, nó có thể bị ảnh hưởng”.

Trầm cảm do mạng xã hội cũng có các triệu chứng tương tự như các vấn đề trầm cảm thông thường. Tuy nhiên, người bệnh có xu hướng chìm đắm trong thế giới ảo, mang trong mình những cảm xúc tuyệt vọng, những tâm lý bất ổn của người bệnh, dù có thể dễ dàng nhận thấy, nhưng ít được chú ý đến.

Người bệnh có xu hướng chìm đắm trong thế giới ảo, mang trong mình những cảm xúc tuyệt vọng, những tâm lý bất ổn, dù có thể dễ dàng nhận thấy nhưng ít được chú ý. Trong một buổi cơm hay trong các sinh hoạt gia đình, chúng ta cần phải quan sát người thân, nhận biết các dấu hiệu và động viên họ chia sẻ những vấn đề họ đang gặp phải”bác sĩ CKII Trần Minh Khuyên chia sẻ.

Mạng xã hội phát triển giúp có sự kết nối cùng nhau, nhưng người dùng cần sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, biết chọn lọc thông tin hữu ích để tiếp nhận. Không nên quá lạm dụng và dành thời gian cho các hoạt động ý nghĩa bên ngoài. Kết nối với những người thân yêu trong gia đình và các mối quan hệ xã hội chất lượng, để tránh được nguy cơ trầm cảm xảy ra do lạm dụng mạng xã hội.

Clip Nguy cơ trầm cảm do mạng xã hội:

Lời Cảnh Báo là một chương trình mang đầy tính thời sự. Bên cạnh việc phản ánh những vấn đề đang được xã hội quan tâm, Lời Cảnh Báo còn cung cấp cho người dân nhiều kiến thức bổ ích về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống như: kinh tế, sức khỏe, giáo dục, an ninh, trật tự xã hội… Lời Cảnh Báo được phát sóng vào lúc 19h50 Thứ Hai và Thứ Tư hàng tuần trên kênh THVL1. 

Tuần này, chương trình Lời Cảnh Báo tiếp tục cập nhật những vấn đề nổi cộm trong thời gian gần đây như: Nguy cơ bị rò rỉ thông tin từ camera giám sát, mang bệnh vì tự ý dùng canxi.

Nguy cơ bị rò rỉ thông tin từ camera giám sát

Camera giám sát giúp chúng ta kiểm soát được mọi hoạt động tại vị trí lắp đặt không cần trực tiếp có mặt, góp phần đảm bảo vấn đề an ninh giám sát hoạt động nội bộ. Dù mang đến rất nhiều lợi ích nhưng vẫn khiến người dùng phải lo lắng. Khi những hình ảnh, thông tin riêng tư có thể bị kẻ xấu truy cập vào hệ thống phần mềm camera và đánh cắp.

Camera giám sát bị xâm nhập rò rỉ thông tin có rất nhiều nguyên nhân, anh Nguyễn Hưng – Ban điều hành dự án Chống lừa đảo cho biết: “Cần chọn đơn vị lắp đặt camera uy tín, không mua sản phẩm kém chất lượng, không đảm bảo về mặt an ninh. Sau quá trình lắp đặt khi được bàn giao chúng ta cần lập tức thay đổi mật khẩu, sử dụng mật khẩu mạnh, khó đoán. Hạn chế đối đa việc thiết bị truy cập vào mạng Internet, dùng hệ thống mạng nội bộ VPN hoặc hệ thống bảo mật tường lửa, nhằm đảm bảo thiết bị đấy chỉ có chúng ta mới truy cập được”. Anh khuyến cáo các gia đình không nên lắp đặt camera giám sát ở những nơi riêng tư và nhạy cảm như phòng ngủ, phòng thay đồ, tránh những hình ảnh nhạy cảm bị phát tán ra bên ngoài.

Clip Nguy cơ bị rò rỉ thông tin từ camera giám sát:

Mang bệnh vì tự ý dùng canxi

Canxi là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của hệ cơ xương khớp. Bổ sung canxi đúng cách sẽ mang đến những lợi ích đáng kể như: cải thiện sự dẻo dai, duy trì sự mạnh mẽ, linh hoạt và phòng ngừa loãng xương. Nhìn thấy vai trò của canxi mang lại, nhiều người có suy nghĩ bổ sung canxi vào cơ thể càng nhiều càng tốt. Thông qua việc uống thuốc thực phẩm chức năng hoặc uống sữa để phòng và chữa bệnh. Ngoài ra, nhiều người còn tự ý tiêm canxi trực tiếp vào cơ thể ngay tại nhà để điều trị loãng xương. Tuy nhiên việc đó đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Bác sĩ CKII Vũ Tam Trực – Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM cho biết, tự ý bù canxi qua đường uống nếu không đúng cách, không đúng chỉ định, bệnh nhân sẽ không thể hấp thu được lượng canxi đã nạp vào.“Canxi không được hấp thu sẽ lắng đọng trong máu, hoặc lắng đọng ở những nơi không cần thiết, làm tăng nguy cơ sỏi thận, sỏi túi mật”, bác sĩ chia sẻ. Cách tốt nhất để bổ sung canxi là cân bằng chất dinh dưỡng, đảm bảo khẩu phần ăn hợp lý thông qua các thực phẩm chứa canxi tự nhiên.

Clip Mang bệnh vì tự ý dùng canxi:

Lời Cảnh Báo là một chương trình mang đầy tính thời sự. Bên cạnh việc phản ánh những vấn đề đang được xã hội quan tâm, Lời Cảnh Báo còn cung cấp cho người dân nhiều kiến thức bổ ích về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống như: kinh tế, sức khỏe, giáo dục, an ninh, trật tự xã hội…Lời Cảnh Báo được phát sóng vào lúc 19h50 Thứ Hai và Thứ Tư hàng tuần trên kênh THVL1. Chương trình Lời Cảnh báo do đài truyền hình Vĩnh Long phối hợp Jet Studio thực hiện.

Trong thời gian qua, lực lượng chức năng đã đẩy mạnh tuyên truyền kêu gọi người dân làm căn cước công dân gắn chíp và tài khoản định danh điện tử nằm trong chương trình chuyển đổi số quốc gia. Lợi dụng điều này không ít đối tượng xấu đã giả mạo lực lượng chức năng để thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Giả lực lượng chức năng yêu cầu kích hoạt tài khoản định danh

Mới đây công an thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đã nhận được tin báo từ người dân địa phương, về việc có đối tượng lừa đảo kích hoạt tài khoản định danh. Qua điều tra xác minh, các cán bộ xác định các đối tượng sử dụng thủ đoạn gửi đường link lạ và yêu cầu nạn nhân truy cập vào để tải ứng dụng giả mạo có logo của cơ quan chức năng.

Sau khi cài đặt ứng dụng có chứa mã độc này sẽ thu thập thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng và dễ dàng thực hiện lệnh chuyển tiền từ tài khoản của nạn nhân đến tài khoản của đối tượng. Tinh vi hơn, một số vụ việc khi nhìn thấy nạn nhân có dấu hiệu nghi ngờ, các đối tượng này còn sử dụng công nghệ Deepfake để giả dạng hình ảnh, giọng nói người thân bạn bè. Thực hiện các cuộc gọi video lừa đảo, các đối tượng còn sử dụng trang phục giả mạo của lực lượng chức năng được lập trình khung cảnh ngồi tại phòng làm việc có đầy đủ bản tên phù hiệu.

tài khoản định danh

Luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật – Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, đối với các hành vi giả danh lực lượng công an để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị xử lý về tội hình sự với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật. “Hiện nay mức xử phạt hình sự đối với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ đối diện với mức phạt tù nghiêm khắc và nặng nhất là chung thân. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng”, luật sư chia sẻ.

Người dân cần tìm hiểu về các quy định của pháp luật về các thủ tục liên quan đến định danh tài khoản điện tử để thực hiện đúng. Đồng thời bình tĩnh, chia sẻ tham khảo ý kiến đối với người thân để giải quyết sự việc. Ngoài ra, để tránh thành nạn nhân của những thủ đoạn này người dân cần giữ bí mật các thông tin nhạy cảm. Số CCCD, tài khoản ngân hàng mã xác thực OTP không nên cung cấp những thông tin này qua tin nhắn hay email, nếu không xác nhận được nguồn gốc đáng tin cậy. Nếu nhận được cuộc gọi hay tin nhắn tự xưng là công an, yêu cầu cung cấp thông tin hãy xác minh đúng nguồn gốc của người liên hệ. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào hãy liên hệ trực tiếp với cơ quan công an để xác minh thông tin.

Xem thêm tại đây

Lừa tiền từ việc đào tạo MC nhí

Việc tìm kiếm cơ hội phát triển nghề nghiệp cho con trẻ là điều nhiều bậc phụ huynh vô cùng quan tâm. Trong đó việc tham gia ứng tuyển người mẫu nhí hay đào tạo MC nhí trên mạng xã hội, được xem là một trong những cách để con có cơ hội được cọ xát với thực tế. Nắm bắt được nhu cầu của các bậc phụ huynh, nhiều nhóm đối tượng xấu đã lợi dụng và thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản lên đến vài trăm triệu đồng từ các nạn nhân.

Theo đó, các đối tượng xấu đã dùng những mánh khóe để mạo danh, mời gọi các nạn nhân đăng ký lớp đào tạo MC nhí cho con. Sau đó dụ dỗ các nạn nhân mua máy ảnh, máy quay từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng. Với kịch bản tinh vi khiến nạn nhân tin tưởng, chuyển khoản với các gói đào tạo giá ưu đãi từ đó chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.

Luật sư Bùi Trọng Hiển – Giám đốc Công ty luật Bùi Trọng Hiển cho biết, các tổ chức do những nhóm đối tượng xấu thành lập thường không có trụ sở rõ ràng. “Khi thực hiện các hoạt động giao dịch với các trung tâm, phải có hợp đồng rõ ràng về điều kiện các quyền, nghĩa vụ các bên và số tiền cần thanh toán theo từng đợt, tổng giá trị của gói đào tạo là bao nhiêu. Trong trường hợp có tranh chấp hợp đồng còn có cơ sở pháp lý để tòa án có thể giải quyết tranh chấp đó đối với việc đào tạo và giảng dạy của trung tâm đó”, luật sư chia sẻ.

Không những đưa ra lời giới thiệu đơn thuần mà các đối tượng xấu còn lợi dụng, giả danh nhiều thương hiệu lớn có tên tuổi, để tăng độ tin cậy từ đó thực hiện hành vi lừa đảo một cách dễ dàng hơn. Chính vì thể, trước khi đăng ký khóa học nào cho con, phụ huynh cần xác minh kỹ, để tránh việc đưa bản thân và con trẻ trở thành nạn nhân của kẻ xấu. Cần tỉnh táo trước những lời mời chào trên mạng xã hội, khi gặp vụ việc có dấu hiệu lừa đảo người dân cần liên hệ trình báo cơ quan công an để được giải quyết.

Xem thêm

Lời Cảnh Báo là một chương trình mang đầy tính thời sự. Bên cạnh việc phản ánh những vấn đề đang được xã hội quan tâm, Lời Cảnh Báo còn cung cấp cho người dân nhiều kiến thức bổ ích về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống như: kinh tế, sức khỏe, giáo dục, an ninh, trật tự xã hội…

Lời Cảnh Báo được phát sóng vào lúc 19h50 Thứ Hai và Thứ Tư hàng tuần trên kênh THVL1. Chương trình do đài truyền hình Vĩnh Long phối hợp Jet Studio thực hiện.

(Lời Cảnh Báo) Thời gian gần đây các phương thức lừa đảo trên mạng xuất hiện càng nhiều, biến tướng ngày càng tinh vi hơn. Trong đó phải kể đến phương thức kêu gọi đầu tư chăn nuôi trên mạng, thao tác đơn giản trong vài phút lợi nhuận có thể lên đến vài triệu thậm chí hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên chẳng có vật nuôi nào được vỗ béo, những kẻ lừa đảo lặn mất tăm với số tiền của các nhà đầu tư.

Anh N.T.L hiện đang sinh sống tại TP.HCM chia sẻ: “Mỗi người sẽ nuôi một con vật trong trò chơi khi tham gia đầu tư. Khi nuôi đến một mức độ nào đó, họ sẽ đổi lại một phần quà tương tự. Họ chủ động liên hệ đến tôi mời gọi đầu tư với mức giá cao sẽ nhận phần quà có giá trị tương tự, sau những lần giao dịch thành công. Tôi có niềm tin nên đã nghe theo, kết quả tôi không thể truy cập vào game và không liên lạc được với đối phương, tiền xong khi nạp vào cũng vì thế mà mất trắng”.

Luật sư Bùi Trọng Hiển – Giám đốc Công ty luật Bùi Trọng Hiển cho biết: “Theo bộ luật Hình sự, các hành vi chiếm đoạt tài sản tội phạm sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm tùy vào mức độ. Đối với những trường hợp tổng giá trị tải sản lên đến 500 triệu trở lên, có thể lãnh án tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân. Trong trường hợp muốn đầu tư chúng ta nên đến gặp trực tiếp các nhà đầu tư, chủ động liên hệ đến những cá nhân có khả năng đầu tư. Trước những lời mời chào từ các đối tượng xấu với mức lời, lãi cao, chúng ta nên tìm hiểu kỹ lưỡng trụ sở và giấy phép đăng ký hoạt động của họ, sau đó xem xét mức độ tin cậy để tiến hành đầu tư vào”.

Lừa đảo qua mạng ngày càng phổ biến và tinh vi hơn, người dân không nên vội vàng thiếu sự tìm hiểu kiếm chứng mà tham gia vào các website. Không có hình thức đầu tư nào lãi suất khủng bằng cách thức đơn giản, dễ dàng như vậy cả. Đặc biệt trước khi tham gia vào bất kỳ hình thức đầu tư, bản thân phải là người am hiểu, có kiến thức ở lĩnh vực đó hoặc nhận được sự tư vấn từ những chuyên gia tư vấn trong ngành.

Xem trọn vẹn phóng sự trong chương trình Lời Cảnh Báo số mới nhất

Nguy cơ tiềm ẩn từ các hội nhóm chữa bệnh thuận tự nhiên

Hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều hội nhóm được ra đời trên mạng xã hội. Trong đó có những hội nhóm về chữa bệnh thuận theo tự nhiên ngày càng nở rộ, như là chữa bệnh bằng thực dưỡng, thải độc bằng cà phê, chữa bệnh không dùng thuốc tại nhà. Điểm chung của các hội nhóm này là đều phản bác lại việc chữa bệnh bằng y học hiện đại. Mỗi hội nhóm, mỗi trào lưu còn xuất hiện các chuyên gia tự phong với những bài thuốc hướng dẫn không có cơ sở khoa học, gây ra những hậu quả khôn lường.

Tham gia vào nhóm chữa bệnh thuận tự nhiên vì có những biểu hiện bệnh về da lâu ngày, chị Đ. A.T (TP.HCM) chia sẻ: “Tôi có tìm hiểu và làm theo các hội nhóm, hướng dẫn chỉ cần đắp các loại lá cây xay nhuyễn lên, không cần uống thuốc hay làm bất kì điều gì. Nhưng khi xức lên, da tôi bắt đầu ửng đỏ, buồn nôn và chóng mặt. Tôi sợ biến chứng nên đã đến bệnh viện ngay”.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM cho biết: Những người mắc bệnh khi cảm thấy mệt, tím tái, không thở được, ngất xỉu, rối loạn thị giác chắc chắn đã có những biến chứng của bệnh gốc, chúng ta nên đi bệnh viện ngay. Những thông tin chữa bệnh thuận theo tự nhiên cần có lý luận về khoa học, không thể tự sáng tạo, trường hợp căn bệnh họ mắc phải khác nhưng có cùng biểu hiện và chúng ta áp dụng lên chính bản thân sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng”.

Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thị Ngọc Lan – Phó Viện trưởng Viện Y Dược học Dân tộc TP.HCM bày tỏ quan điểm: “Các thông tin về y học trong các trang hội nhóm chữa bệnh thuận tự nhiên tương tối phản khoa học, đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị của các bác sĩ, cũng như quá trình phục hồi sức khỏe của một số bệnh nhân. Tất cả quá trình hướng dẫn điều trị hay phục hồi, tốt nhất nên lắng nghe từ các nhà chuyên môn, bác sĩ, các chuyên gia đầu ngành, họ sẽ có những chia s, khuyến cáo phù hợp với khoa học, phù hợp với bệnh lý từng người”.

Khi thấy bản thân có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, bệnh nhân nên đi đến các trung tâm y tế để tìm hướng điều trị. Khi xác định rõ bệnh lý, bệnh nhân có thế chọn hướng điều trị theo phương pháp đông y hoặc tây y. Tuy nhiên, để đảm bảo hãy đến các cơ sở y tế được cấp phép và các y bác sĩ được chứng chỉ hành nghề. Không nên nghe theo các phương pháp điều trị không có khoa học, tránh tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn thậm chí có nguy cơ tử vong.

Xem thêm tại đây

Lời Cảnh Báo là một chương trình mang đầy tính thời sự. Bên cạnh việc phản ánh những vấn đề đang được xã hội quan tâm, Lời Cảnh Báo còn cung cấp cho người dân nhiều kiến thức bổ ích về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống như: kinh tế, sức khỏe, giáo dục, an ninh, trật tự xã hội…

Lời Cảnh Báo được phát sóng vào lúc 19h50 Thứ Hai và Thứ Tư hàng tuần trên kênh THVL1. Chương trình do đài truyền hình Vĩnh Long phối hợp Jet Studio thực hiện.

Trong chương trình Lời Cảnh Báo phát trên THVL tuần qua, một người phụ nữ đã thất lạc người quen nhiều ngày chia sẻ: sau quá trình tìm kiếm gần như không có tung tích, chị quyết định đăng bài lên mạng xã hội hình ảnh và đặc điểm của người thân. Thế nhưng, cũng vì thế gia đình chị lại trở thành nạn nhân của đối tượng lừa đảo trên mạng xã hội.

“Họ chủ động liên lạc và yêu cầu tôi chuyển vào tài khoản của một người đàn ông 7 triệu đồng, hứa rằng chỉ cần vài ngày sau sẽ đưa người nhà của tôi trở về. Lúc đầu tôi băn khoăn, nhưng sau khi họ miêu tả chính xác đặc điểm của người thân của tôi và cả hoàn cảnh gia đình tôi, nên tôi liền chuyển tiền. Đến ngày hẹn thì tôi không thể liên lạc được với họ, lúc này mới biết mình đã bị lừa”, nạn nhân kể lại.

Đánh vào tâm lý lo lắng của các gia đình có người thân thất lạc, mất tích, nhiều đối tượng đã tìm cách liên lạc với những gia đình này, khai thác những thông tin mà người nhà đăng tải công khai lên mạng xã hội, biến họ trở thành nạn nhân của những vụ lừa đảo.


Theo Luật sư Phạm Thị Thanh Thúy (Giám đốc Cty Danh Trí Phát) cho biết, hành vi trên có thể căn cứ theo quy định pháp luật để xử phạt vi phạm hành chính từ 2 – 3 triệu đồng và tịch thu các tang vật phạm tội. Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến chung thân, tùy theo số tiền chiếm đoạt.


Việc chia sẻ thông tin để tìm kiếm thân nhân mất tích thông qua mạng xã hội là một cách làm hiệu quả, nhưng để thực hiện chúng một cách an toàn, hiệu quả, người dân cần hết sức cẩn trọng và đề phòng những kẻ xấu có thể giăng bẫy bất cứ lúc nào.


Tiến sĩ Đoàn Văn Báu (Chuyên gia Tâm lý tội phạm) cho lời khuyên: “Chúng ta chỉ nên đăng những thông tin cốt lõi nhất, có thể cung cấp thông tin rõ ràng nhưng cần hạn chế công khai toàn bộ thông tin cá nhân. Khi nhận được những cuộc gọi như trên và đặc biệt là các giao dịch chuyển tiền, cần phải xác minh, đối chiếu thật kỹ”.
Link tập 45: Lợi dụng tìm người thất lạc, mất tích qua mạng xã hội để lừa tiền
https://youtu.be/r9OR-anwQ_Y

Du lịch độc hành liệu có an toàn?
Mệt mỏi sau khi giải quyết khối lượng công việc dày đặc, chị Hoàng Hằng đang là nhân viên văn phòng tại TP.HCM, đã lựa chọn mô hình du lịch độc hành, chuyến đi không có lịch trình cụ thể, chỉ dành toàn bộ thời gian cho những sở thích bất chợt của bản thân để lựa chọn điểm đến cho mình.


Hiện nay, du lịch độc hành không còn là điều quá mới mẻ, khi các điều kiện đi lại đều rất thuận lợi để mỗi người dân có thể đi du lịch bất cứ lúc nào, người chọn mô hình này có thể chủ động về thời gian lẫn lịch trình do chính bản thân mình kiểm soát.


Ths Đỗ Hồng Quân (Trường ĐH mở TP.HCM) cho biết, du lịch độc hành mang lại những trải nghiệm vô cùng mới mẻ, những thuận lợi có thể kể đến như tiết kiệm chi phí, dễ dàng giao lưu với các nền văn hóa và mối quan hệ mới, điều này tạo ra sự cuốn hút, thích thú đối với nhóm người thích mô hình này, đặc biệt là các bạn trẻ.


Tồn tại song song với những thuận tiện của du lịch độc hành, vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro. Mới đây, anh B.L.X.H khi đi du lịch một mình không may trượt ngã trên đèo Hải Vân. Thời điểm gặp nạn, anh H đã nhanh chóng gửi định vị về cho gia đình để cầu cứu. Sau khi nhận được cứu hộ từ Bộ chỉ huy – Bộ đội biên phòng TP. Đà Nẵng, anh đã được giải cứu thành công sau 7 ngày đêm bị mắc kẹt dưới vực sâu.


Thạc sĩ Đỗ Hồng Quân khuyên mọi người trước khi tham gia hoạt động du lịch độc hành cần trang bị đủ kiến thức về văn hóa, địa lý, khí hậu nơi mà chúng ta sắp đặt chân đến. Thường xuyên chia sẻ, cập nhật thông tin lộ trình di chuyến đến người thân và bạn bè, tự chuẩn bị những trang thiết bị bảo hộ phù hợp với địa điểm mà chúng ta chọn trước, cuối cùng, có thể mua những gói bảo hiểm để có những bảo trợ tốt nhất phòng trường hợp rủi ro xảy ra.
Link tập 46: Du lịch độc hành liệu có an toàn?
https://www.youtube.com/watch?v=m8MK2SD8rQI

Lời Cảnh Báo là một chương trình mang đầy tính thời sự. Bên cạnh việc phản ánh những vấn đề đang được xã hội quan tâm, Lời Cảnh Báo còn cung cấp cho người dân nhiều kiến thức bổ ích về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống như: kinh tế, sức khỏe, giáo dục, an ninh, trật tự xã hội… Lời Cảnh Báo được phát sóng vào lúc 19h50 Thứ Hai và Thứ Tư hàng tuần trên kênh THVL1.